Là người nội trợ thông minh, bạn hãy nhớ 10 quy tắc vàng sau

Theo ông Đinh Quang Minh, đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, 51% các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ở gia đình. Vì thế khi làm nội trợ, bạn hãy nhớ 10 quy tắc vàng sau.

Là người nội trợ thông minh, bạn hãy nhớ 10 quy tắc vàng sau - 1

Ông Minh cho biết thực trạng mất an toàn thực phẩm diễn ra ở ngay trong chính các gia đình.

51,2 % vụ ngộ độc xảy ra ở gia đình

Sáng 24/8, Hội thảo “Sức khỏe và An toàn Thực phẩm đối với cộng đồng” do Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thực phẩm tổ chức.

Ông Đinh Quang Minh - Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng và đào tạo an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, an toàn thực phẩm ở Việt Nam có rất nhiều vấn đề đáng bàn. Đặc biệt hiện nay, người dân Việt Nam dễ dãi với thực phẩm bẩn.

Ví dụ, ở Việt Nam, người bán xôi chỉ cần cái nồi nấu xôi là xong, không cần một dụng cụ bảo vệ hay quy tắc nào. Kiểu bán hàng vỉa hè này là chủ yếu và người Việt Nam không từ chối nó. Chính vì thế, ATTP ở Việt Nam càng trở nên nan giải.

Ông Minh cho biết từ năm 2011, trung bình mỗi năm xảy ra 170 vụ ngộ độc thực phẩm, làm cho hơn 5000 người mắc, 31 người tử vong. Đây là số lượng thống kê được, còn thực tế có thể cao hơn.

Cũng theo ông Minh, các ca ngộ độc thực phẩm tập trung trong các tháng mùa hè, tập trung nhiều trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8. 

Các vụ ngộ độc chủ yếu xảy ra ở các tỉnh miền núi phía bắc, chiếm trên 50%. Số lượng người mắc tập trung chủ yếu trong lứa tuổi lao động, từ 15 tuổi đến 49 tuổi. Ngộ độc thực phẩm chủ yếu xảy ra ở bếp ăn gia đình, liên quan đến người nội trợ rất lớn. 

Ngộ độc thực phẩm tập thể trên 18%. Ngoài ra còn các địa điểm khác như đường phố, nhà hàng, khách sạn…

10 nguyên tắc vàng an toàn thực phẩm

Ông Minh khuyến cáo với người nội trợ: "Để đảm bảo ATTP mỗi cá nhân, gia đình, người nội trợ phải tuân thủ 10 nguyên tắc vàng:

1. Chọn thực phẩm an toàn

2. Nấu chín kỹ thức ăn

3. Ăn ngay sau khi nấu

4. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ

6. Tránh tiếp xúc giữa thức ăn sống và chín

7. Rửa tay sạch

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và động vật 

10. Sử dụng nguồn nước sạch

Tốt nhất nên lựa chọn cơ sở có uy tín, thường xuyên mua ở những cơ sở có địa điểm, địa chỉ rõ ràng.

Thực phẩm đựng bao khi mua nên xem hình thức có lành lặn hay không, hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản, sử dụng sản phẩm phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Ông Minh cho biết, nhiều bà mẹ tiện nên hay nấu đồ ăn cho con rồi để đông cả tuần. Trong khi đó, thực phẩm cho trẻ em hạn chế bảo quản lạnh, không nên lưu trữ lại. 

Để hạn chế ngộ độc thực phẩm, ông Minh nhấn mạnh đặc biệt, chúng ta phải thường xuyên vệ sinh tay khi chế biến. Rất nhiều người quên thói quen rửa tay trước khi ăn, nhưng trong chế biến, trước khi chế biến cũng không có thói quen này. 

Khi chế biến thực hiện che chắn thực phẩm tránh côn trùng. Sử dụng nguồn nước sạch trong chế biến thực phẩm.

Nói về ngân sách cho phòng chống an toàn thực phẩm, ông Minh cho biết, ở Thái Lan họ chi ngân sách cho an toàn thực phẩm là 20.000 đồng/người/năm, còn tại Việt Nam từ 2000-2005: 780 đồng/người/năm, 2006-2010: 3000 đồng/người/năm, 2012-2015: 1500 đồng/người/năm. Tỷ lệ cấp so với nhu cầu: 27,3%. 

Đặc biệt, từ đầu năm 2016 đến nay, Bộ Tài chính vẫn chưa cấp cho công tác an toàn thực phẩm nguồn ngân sách nào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Thúy (Infonet)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN