Kỹ sư 35 tuổi mắc ung thư đại tràng vì mê 2 loại thịt nhiều người thích ăn
Mỗi ngày không thể thiếu bò bít tết, mì bò và xúc xích, người đàn ông không ngờ sở thích ăn uống này lại đưa anh đến căn bệnh ung thư đại tràng ở tuổi 35.
Một kỹ sư công nghệ 35 tuổi tại Trung Quốc đến phòng khám trong tình trạng tuyệt vọng. Sau khi trải qua ca phẫu thuật ung thư đại tràng giai đoạn 3, anh chưa kịp hồi phục thì lại phát hiện bệnh đã di căn sang gan. Khi được hỏi về chế độ ăn uống của mình, anh chỉ thở dài và chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng bệnh tật của mình chắc chắn có liên quan đến việc ăn quá nhiều thịt. Ngày nào không có thịt, tôi cảm thấy thiếu thốn”.
Anh kể mình đặc biệt mê bò bít tết, mì bò, xúc xích, thịt nguội, thịt hun khói. Tất cả đều là những món quen thuộc nhưng thuộc nhóm nguy cơ cao mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã từng cảnh báo.
Ảnh minh hoạ.
Theo WHO (2015), thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng... được xếp vào nhóm 1 chứa chất gây ung thư cho người. Ăn nhiều thịt đỏ như bò, heo, cừu được xếp vào nhóm 2A, có thể gây ung thư cho người.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa ăn nhiều thịt đỏ với các loại ung thư như đại trực tràng, tuyến tiền liệt, dạ dày, tụy, thậm chí cả ung thư vú.
Hơn nữa, việc ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư do một số yếu tố sau:
- Sắt heme: Thành phần này có trong thịt đỏ có khả năng tạo ra các gốc tự do, dẫn đến tổn thương tế bào.
- Chất sinh ung thư: Các hợp chất như PAHs (Polycyclic Aromatic Hydrocarbons) và HCAs (Heterocyclic Amines) được hình thành khi thịt được nướng hoặc chiên ở nhiệt độ cao, có thể gây hại cho sức khỏe.
- Chất béo cao: Thịt chứa nhiều chất béo có thể kích thích tiết mật, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có hại, từ đó sản sinh ra axit mật thứ cấp, làm tăng nguy cơ ung thư.
Mỗi tuần ăn thịt đỏ không quá 500g, tương đương 1 miếng thịt bằng lòng bàn tay mỗi ngày là đủ.
Theo lời khuyên của bác sĩ, mỗi người nên ăn ít nhất 5 phần rau và tối đa 2 phần trái cây mỗi ngày. Chất xơ có trong rau củ không chỉ giúp tăng tốc độ đào thải chất độc trong ruột mà còn giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây ung thư với thành ruột, đồng thời tăng cường lợi khuẩn, giúp trung hòa và loại bỏ độc tố.
Về việc bệnh nhân ung thư có nên ăn thịt đỏ để bồi bổ hay không, nhiều người sau khi hóa trị thường được khuyên ăn nhiều thịt bò để "bổ máu". Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng điều này chưa hẳn là cần thiết.
Theo các chuyên gia y tế, nếu huyết sắc tố (Hb) và bạch cầu của bệnh nhân vẫn ở mức ổn định, nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm như trứng, thịt gà, cá, tôm, đậu hũ và ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên, trong trường hợp huyết sắc tố giảm xuống dưới 10 hoặc bạch cầu dưới 3000, việc bổ sung một lượng nhỏ thịt đỏ sẽ được khuyến nghị.
TRUNG QUỐC - Vợ chồng bà Lâm cùng bị ung thư thực quản. Bác sĩ phát hiện cả hai người đều có thói quen không tốt cho sức khỏe.
Nguồn: [Link nguồn]
-14/04/2025 10:52 AM (GMT+7)