Kỳ lạ cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản hiệu quả bằng cỏ dại nhưng rất ít người biết
Thời tiết thay đổi khiến nhiều người bị dị ứng thời tiết. Bài viết của bác sỹ Đông y Hoàng Kỳ sẽ hướng dẫn cách dùng cỏ dại chữa khỏi chứng dị ứng này.
Cỏ dại chữa khỏi dị ứng thời tiết
Sau vài tháng dịch bệnh nhiều người dân nghèo lâm vào hoàn cảnh khó khăn, có người ốm nhưng ngại đi viện với lý do sợ tốn nhiều tiền, nhưng thực tế là sợ lây nhiễm bệnh tật, và bà chủ quán trà đá vỉa hè gần cơ quan tôi cũng thế.
Tuần trước tôi ra ngồi uống trà đá vỉa hè, thấy bà chủ quán cứ gãi sồn sột khắp người như khỉ, tôi trêu :
- Bà cứ gãi thế mất vệ sinh lắm, ai dám ngồi uống nước nữa!
Bà chủ quán quay lại vẻ mặt khổ sở nói với tôi:
- Cháu thông cảm, chả hiểu sao một tuần nay bà cứ mẩn ngứa khắp người. Ngứa lắm không chịu được. Bà đã ra hiệu thuốc tây, dược sĩ cho uống thuốc dị ứng, nhưng đã mấy ngày rồi mà không đỡ. Tuổi già giờ mà đi bệnh viện thì tốn kém, hàng quán chả ai bán, rồi trong đó ồn ào, đông đúc không khéo chữa được bệnh này lại nhiễm bệnh khác.
Rất nhiều người bị dị ứng thời tiết, ngứa ngáy rất khó chịu. Ảnh minh họa.
Nghe bà than thở mà thương, tôi có nghề thuốc nên chạy ra bãi cỏ hoang gần đó nhổ một nắm cây cỏ sữa về đưa cho bà và bảo:
- Bà bị dị ứng thời tiết rồi. Bà nhìn kỹ cây này rồi chiều về đi hái nhiều về dùng đắp, hoặc đun nước tắm. Tốt nhất bà đun thật nhiều nước rồi chắt ra lấy nước uống cả ngày và tắm.
Bẵng đi cả tuần, hôm nay tôi mới lại ra quán trà đá vỉa hè đó. Vừa thấy tôi, bà chủ quán đã đon đả cười tươi rồi khoe rối rít vì nhờ bài thuốc cỏ sữa tôi bày cho mà bà đã khỏi ngứa.
Vào thời điểm giao mùa, hay những ngày nóng - lạnh thất thường, cơ thể hay bị dị ứng thời tiết. Tùy cơ địa mà có phản ứng và mức độ dị ứng có biểu hiện khác nhau. Nắng nóng làm mồ hôi tiết ra làm làn da ẩm ướt, dẫn đến viêm nhiễm, dị ứng nặng hơn. Lúc trời mưa, hay có gió cũng có thể xảy ra tình trạng dị ứng thời tiết này. Dị ứng thời tiết gồm nổi mề đay, nổi mẩn đỏ... gồm dạng cấp tính và mãn tính, gây ngứa ngáy rất khó chịu.
Cây cỏ sữa chữa dị ứng thời tiết. Ảnh minh họa.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ sữa
Cây cỏ sữa (Phi dương thảo, cây lợi sữa, cỏ sữa đỏ), thuộc họ thầu dầu - là loài cỏ dại có sức sống phi thường, mọc ở khắp vùng núi, trung du từ Bắc đến Nam. Các thầy thuốc thường dùng toàn cây (cả rễ, lá, thân) đều chứa nhiều hoạt chất chữa bệnh. Cây thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè – thu.
Cỏ sữa là một trong những vị thuốc quý, vị hơi chua, tính hàn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thông huyết, thông sữa, tiêu viêm... Có 2 loại cỏ sữa là cỏ sữa lá lớn và cỏ sữa lá nhỏ, lá to và lá nhỏ khác nhau về hình dáng và công dụng:
- Cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng cầm đi ngoài tốt hơn loại lá to.
- Cỏ sữa lá to lại trị viêm da, trị ngứa tốt hơn cỏ sữa lá nhỏ.
Hai tác dụng chính hiệu quả nhất từ cây cỏ sữa lá to và lá nhỏ tôi đã áp dụng là:
1. Trị đi ngoài, tiêu chảy, viêm đường ruột: Sắc cả cây lấy nước uống.
2: Trị mẩn, ngứa, viêm da các loại, mụn nước: Cây tươi giã nát chà sát hoặc đắp lên vùng da ngứa hoặc đun đặc ngâm rửa.
Theo các thầy thuốc Đông y thì tuy tác dụng chữa bệnh của cây cỏ sữa thì nhiều, nhưng ít người biết và chưa áp dụng, nhất là với các bệnh tiêu chảy, phân lỏng, rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, lợi khuẩn, trị viêm ruột - và đặc trị các chứng bệnh như lị do vi khuẩn, viêm ruột, tiêu chảy, trĩ chảy máu, đái ra máu, xuất huyết tử cung, chảy máu chân răng, ho, viêm bể thận, trị viêm da, mụn nước, da ngứa ngáy.
Riêng tác dụng lợi sữa, tăng tiết sữa, thông sữa ở phụ nữ sau đẻ bị thiếu sữa thì chỉ có tác dụng khi dùng cây cỏ sữa lá lớn. Chữa ho hen, mẩn ngứa cũng phải dùng cây cỏ sữa lá to mới có tác dụng. Cách dùng như sau:
Lấy 100 gram cỏ sữa lá lớn sắc chung vớt hạt cây gạo 40 gram. Lấy nước sắc cỏ sửa đó nấu cháo và ăn mỗi ngày 1 lần. Ăn liên tục từ 5 – 7 ngày rất hiệu quả.
Hàng ngày đun cả cây cỏ sữa, uống thay nước mỗi ngày, sẽ duy trì lượng sữa thơm và nhiều hơn bình thường.
Cây cỏ sữa lá to. Ảnh minh họa.
Hội chứng lỵ thể nhẹ:
1. Lấy 100 gram cây cỏ sữa tươi lá nhỏ, rửa sạch và thái nhỏ. Sắc chung với 400 ml nước sao cho cạn còn 100 ml. Chia thuốc làm 2 và uống trong ngày.
2. Dùng 100 gram cỏ sữa lá nhỏ và 80 gram rau sam, rửa sạch, sắc chung với 300 ml. Sau khi thuốc cạn còn 150 ml, chia thuốc và uống 3 lần trong ngày. Thời gian dùng từ 5 – 7 ngày.
3. Hái 100 gram cỏ sữa lá nhỏ, 25 gram hạt cau, 100 gram rau sam và 20 gram lá mơ lông. Sắc thuốc và chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa chứng đại tiện ra máu tươi do nhiệt:
100 gram cỏ sữa, 60 gram cỏ nhọ nồi, rửa sạch sắc với 400 ml nước. Sau khi thuốc cạn còn 100 ml, chia thuốc và uống 2 lần trong ngày. Dùng liên tục từ 2 – 3 ngày.
Chữa mẩn ngứa ngoài da:
Hái 1 nắm cỏ sữa, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Vớt ra để ráo nước thì giã nát và đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Hoặc dùng lá cỏ sữa nấu nước và ngâm chỗ mẩn ngứa.
Điều trị ho hen:
10 gram cỏ sữa lá lớn, 20 gram lá dâu với 3 lá cây bồng bồng. Sắc thuốc và chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa giun sán:
Hiệu quả nhất là ở nhóm giun đũa, giun kim ở trẻ em: Hái một nắm lá cỏ sữa, giã nát và vắt lấy nước cốt cho con trẻ uống.
Hoặc cỏ sữa kết hợp với rau sam, mỗi thứ 1 nắm tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi để ráo nước. Giã nát lấy nước uống, hoặc sắc nước uống trị dc giun sán rất hiệu quả.
Chữa viêm lưỡi hoặc nứt môi:
Dùng mủ (nhựa) cây cỏ sữa (lá lớn hoặc lá nhỏ) bôi lên vùng môi giúp mau lành vết nứt.
Nuôi dưỡng và kích thích mọc tóc:
Dùng mủ cỏ sữa bôi lên da đầu, giúp tóc mau mọc và tăng trưởng tốt.
Cầm máu:
Dùng 1 nắm cỏ sữa giã nát và đắp lên vết thương giúp cầm máu và làm lành nhanh.
Cây cỏ sữa lá nhỏ. Ảnh minh họa.
Chữa mụn nhọt ngoài da:
Cách 1: Giã nát cây cỏ sữa rồi đắp lên vùng bị mụn. Sau 2 giờ nên thay bằng lớp lá đắp mới. Mỗi ngày đắp 2 lần cho đến khi mụn xẹp dần thì ngưng.
Cách 2: Dùng cây cỏ sữa đem rửa sạch, phơi khô rồi nghiền thành bột mịn và bảo quản trong lọ dùng dần. Mỗi ngày lấy khoảng 2 thìa cà phê bột cỏ sữa hòa tan với nước thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, thoa lên vùng da bị mụn và rửa lại bằng nước sạch sau 20 phút. Thực hiện thường xuyên để cho kết quả tốt.
Hoặc cây tươi giã nát đắp hoặc chà sát trên vùng da mẩn ngứa, viêm da, mụn nhọt; Hoặc đun đặc ngâm tắm (nhưng sẽ giảm tác dụng).
Cỏ sữa chủ yếu điều trị bệnh đường ruột, kiết lỵ, thông - tăng tiết sữa, trị triệu chứng đại tiện ra máu, chữa mụn nhọt và mẩn ngứa ngoài da.
Việt Nam có cả rừng, cả biển thuốc quý hơn vàng. Sức khỏe trong tầm tay, còn chìa khóa của sức khỏe thì ở ngay dưới chân chúng ta…
Trên đây là bài thuốc với cây cỏ sữa hiệu quả, phổ biến và chế biến đơn giản với mong muốn chia sẻ để bà con dễ tìm kiếm và dùng nhanh khỏi nhất, quan trọng là không tốn tiền.
Cỏ sữa sau khi thu hái đem rửa sạch rồi phơi khô, bảo quản nơi khô ráo. Cỏ sữa lá lớn tính lạnh, rất dễ gây mất cân bằng âm dương nếu không biết cách sử dụng đúng người, đúng bệnh và đúng liều. Cỏ sữa lá nhỏ tính mát, vị hơi chua, khi sử dụng không gây mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Cây thân thảo có lông và nhựa mủ trắng, thân và cành thường tỏa rộng trên mặt đất, có màu đỏ tím. Lá nhỏ, mọc đối xứng nhau có hình thuôn hay bầu dục với chiều dài 7 mm và rộng 4mm. Mặt dưới lá có lông và mép có răng. Hoa mọc thành cụm dạng sim. Quả nang và có đường kinh 1,5 mm. Quả có chứa hạt nhắn với chiều dài 0,7 mm. Cỏ sữa lá lớn hoa nhỏ màu trắng. Thân cây cao hơn cỏ sữa lá nhỏ, trung bình từ 30 – 40 cm. Cây có màu đỏ nhạt và lông thân có màu vàng. Lá cây có màu xanh với chiều rộng 5 – 15 cm, dài 2 – 3 cm, mép lá có hình răng cưa. Về tính năng và công dụng cỏ sữa lá nhỏ và lá lớn đều có những tác dụng điều trị bệnh giống nhau, nhưng khi dùng chữa bệnh hết sức thận trọng bởi cây cỏ sữa lớn có độc tính. Vì vậy bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn trước khi sử dụng. |
Nhìn thứ tồn tại trong mũi bệnh nhân, bác sĩ cũng ngạc nhiên là cơ thể con người lại kỳ diệu đến thế.
Nguồn: [Link nguồn]