Kinh nghiệm xương máu của chàng trai bị ung thư dạ dày khi mới 27 tuổi
“Tuyệt đối đừng phạm sai lầm giống tôi khi còn trẻ”, là câu nói đầy chua xót khi anh phát hiện ra mình bị bệnh.
Trang Qianjiang Evening News đưa tin, một chàng trai bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối khi chỉ mới 27 tuổi. Trong quá trình nhập viện điều trị, anh đã chia sẻ tâm sự của mình, hy vọng rằng các bạn trẻ hãy tỉnh táo, đừng sống quá buông thả bản thân.
Tiểu Lý ngồi trên giường bệnh, mặt trắng bệch, mái tóc được chải gọn sang một bên, gương mặt chất chứa nỗi buồn nặng trĩu. Anh nói đùa rằng: “Sau khi hóa trị, tôi sẽ trở thành một thanh niên đẹp trai hói đầu chăng”.
Ngoài mặt thì cười, nhưng anh thực sự rất lo lắng. Anh kể rằng, từ khi biết tin mình bị ung thư dạ dày, mọi thứ trong phút chốc trở nên tối đen như mực. “Đầu tiên tôi chẳng còn suy nghĩ được gì nữa, sau đó là một chút le lói hy vọng bùng lên, rồi lại vụt tắt. May mắn thay, bây giờ tôi đã có hy vọng trở lại. Xin hãy coi tôi như một lời cảnh báo, đừng phạm sai lầm nhiều lần nữa trong khi còn trẻ”.
Ăn uống không đúng bữa
6 năm trước, Tiểu Lý xuất ngũ trở về và bắt đầu tìm việc. Ở độ tuổi 20 tràn đầy sức sống, cộng với việc đã được rèn luyện khổ cực trong quân ngũ, anh nghĩ rằng chuyện chấn thương hay bệnh tật không có gì đáng sợ.
Ảnh minh họa.
Với tinh thần như vậy, anh không ngại gian khổ, công việc gì cũng làm. Vì tính chất công việc, nhiều lúc 10 giờ tối anh buồn ngủ, nhưng vì người chủ yêu cầu nên anh làm việc đến 2 giờ, có ngày kéo dài đến 4 giờ sáng, liên tục trong 1 tháng.
Vì công việc và việc nghỉ ngơi không điều độ đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống của anh. “Tối thức khuya, sáng dậy muộn, gấp gáp đến mức không kịp ăn sáng rồi mải miết với công việc đến 3 giờ chiều mới có bữa ăn đầu tiên. Sau đó, ăn tối lúc 7,8 giờ. 3 bữa 1 ngày bây giờ chỉ còn lại 2”, Tiểu Lý ngại ngùng nói.
Thích ăn thịt nướng, không đụng đến trái cây và rau củ
Mặc dù đã giảm số lượng bữa ăn, nhưng Tiểu Lý vẫn là một người thèm ăn, đặc biệt đồ nướng là món mà anh yêu thích nhất. Anh ấy có thể ăn một lúc 20 xiên nướng, thậm chí là 30 xiên vẫn cảm thấy thèm, tuyệt nhiên chẳng có chút rau củ đi kèm.
“Tôi là người kén ăn từ nhỏ, thường không đụng tới bất kỳ loại rau củ nào, chỉ thích ăn thịt”. Dù bị mẹ nhắc nhở nhiều lần nhưng anh vẫn giữ thói quen chỉ thích ăn thịt.
Bỏ qua những tín hiệu bất thường của cơ thể
"Tôi đã từng rất khỏe mạnh, là người đứng đầu trong cuộc chạy bộ 5km trong quân đội. Vài năm trở lại đây, tôi thậm chí còn chưa bị cảm nên nghĩ rằng mình luôn khỏe mạnh”. Lúc này, anh cảm thấy hối hận vì đã không chú ý đến những dấu hiệu báo động của cơ thể, dẫn đến việc trì hoãn điều trị.
Khoảng 3 năm trở lại đây, anh vẫn thích ăn thịt, nhưng không còn cảm giác ngon miệng như trước, chỉ cần ăn vài miếng đã cảm thấy no. Nhất là vào buổi tối sau khi ăn xong, anh luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu, không thể ngủ ngon, thường không thoải mái lúc 4,5 giờ sáng.
Những điều mà anh cảm thấy khó chịu về cơ thể mình ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Anh cố gắng kiểm soát khẩu phần ăn, ăn nhạt hơn, nhưng đáng tiếc điều đó không giúp ích được gì nữa.
Khi anh quyết định đến bệnh viện, bác sĩ đề nghị nội soi dạ dày nhưng phải hẹn nội soi, một tuần sau mới đến lượt nhưng anh lại bận đi công tác. Việc kiểm tra sức khỏe bị trì hoãn. Cho đến một hôm, khi đang ăn cùng với bạn bè, vừa ăn được vài miếng anh đã lao vào nhà vệ sinh nôn mửa. Lúc này, bạn bè khuyên anh nên khẩn trương đến bệnh viện kiểm tra.
Lần này đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra một vết loét rất lớn ở dạ dày. Ngay cả bác sĩ cũng ngạc nhiên khi chưa bao giờ thấy vết loét lớn như vậy. Kết quả sau khi sinh thiết còn đáng lo ngại hơn, ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Nghe tin này, anh như thấy sét đánh ngang tai, cảm thấy cuộc đời của mình thế là chấm hết.
4 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày thường được phát hiện khi đã phát triển ở giai đoạn giữa và cuối. Các triệu chứng của nó ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện, giống với nhiều bệnh lý dạ dày thông thường. Thế nhưng, nếu cảnh giác hơn, bạn có thể tìm ra một số “manh mối” của ung thư dạ dày giai đoạn đầu.
1. Sụt cân không rõ lý do, thường xuyên mệt mỏi
Khi trọng lượng cơ thể đột ngột giảm không giải thích được, đó có thể là do khối u đã lấy đi nhiều chất dinh dưỡng, tiêu hao năng lượng của cơ thể trong quá trình nó phát triển. Lúc này, người bệnh sẽ sụt cân kèm theo cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, dễ đổ mồ hôi.
2. Đau giả và đầy bụng trên
Những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng trên, lúc đầu đau nhẹ, sau đó nặng dần. Bệnh nhân thường bị nhầm với bệnh viêm dạ dày sau, việc điều trị có thể làm giảm bớt các triệu chứng tạm thời, nhưng hầu hết mức độ đau của bệnh nhân sẽ tiếp tục tăng lên. Ngoài ra còn có biểu hiện nóng rát bụng, cảm giác no sau bữa ăn đặc biệt rõ rệt.
3. Buồn nôn, ợ hơi, trào ngược axit và nôn mửa
Khi bị tổn thương ở môn vị, các triệu chứng ban đầu rõ ràng, nhất thường buồn nôn. Một khi đường ra dạ dày bị tắc nghẽn hoàn toàn, nó sẽ có mùi chua hoặc mùi trứng thối.
4. Có máu trong phân
Khi khối u xâm lấn dạ dày, triệu chứng chính là máu ẩn trong phân. Hình dạng phân bình thường, nhưng có thể thấy máu trong các xét nghiệm. Nếu khối u xâm lấn và phá hủy các mạch máu lớn, sẽ xảy ra hiện tượng phân đen như hắc ín.
3 lầm tưởng khi bảo vệ dạ dày
Con người hiện đại chịu nhiều áp lực trong công việc, tinh thần căng thẳng, tỷ lệ mắc các bệnh về dạ dày ngày càng gia tăng. Cách bồi bổ dạ dày có rất nhiều, nhưng sau đây là 3 lầm tưởng phổ biến nhất, có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Uống cháo loãng
Nhiều bệnh nhân dạ dày cho rằng, cháo mềm, dễ tiêu, có thể giảm gánh nặng cho dạ dày. Trên thực tế, quan điểm này không hoàn toàn đúng. Uống cháo loãng không cần phải nhai chậm, không thể thúc đẩy sự bài tiết của tuyến nước bọt ở miệng. Men amylase trong nước bọt có thể giúp tiêu hóa, hơn nữa cháo có chứa nhiều nước làm loãng dịch vị, đẩy nhanh quá trình giãn nở của dạ dày, làm chậm chuyển động, không có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thu.
Vì vậy, người bệnh dạ dày không nên uống cháo loãng hằng ngày mà nên chọn chế độ ăn dễ tiêu hóa và hấp thu, nhai chậm, thúc đẩy quá trình tiêu hóa sẽ có lợi hơn.
- Uống sữa nhiều
Khi bụng đau và khó chịu, uống một cốc sữa nóng có thể làm giảm các triệu chứng và cảm thấy dễ chịu. Đó là do sữa làm loãng axit trong dạ dày, tạm thời tạo thành lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên việc uống sữa thường xuyên có thể không có lợi cho người bệnh dạ dày.
Người ta đã chứng minh rằng, sữa có tác dụng kích thích tiết axit dạ dày mạnh hơn. Nếu các bệnh về dạ dày (như viêm loét dạ dày) cần điều trị chống tiết axit, việc uống sữa sẽ không thể giải quyết được.
- Ăn gừng
Người ta tin rằng, gừng có thể làm ấm dạ dày, thường uống một bát nước gừng khi dạ dày khó chịu. Bệnh nhân bị bệnh dạ dày có thể dùng thỉnh thoảng tùy theo tình trạng bệnh của mình, không có phản ứng phụ.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, gừng là một thực phẩm có tính kích thích, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ kích thích tiết axit trong dạ dày, gây khó chịu cho dạ dày hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Nguồn: [Link nguồn]
Dạ dày là cơ quan chính duy trì tiêu hóa và khả năng hấp thụ trong cơ thể, đồng thời nó cũng là cơ quan dễ bị tổn thương...