Kinh hãi ăn phải lợn gạo, sán dài hàng chục mét lúc nhúc trong ruột

Sự kiện: Sống khỏe

Ăn phải sán gạo lợn thì người bệnh sẽ nhiễm sán trưởng thành ngay trong ruột và sán trưởng thành sinh sản ra trứng sán, trứng sán này tiếp tục đi vào máu lên các cơ quan khác nhau của cơ thể.

Kinh hãi ăn phải lợn gạo, sán dài hàng chục mét lúc nhúc trong ruột - 1

Hình ảnh con sán lợn

Vụ việc gây bức xúc dư luận, hơn 400 trẻ mầm non ở Thuận Thành, Bắc Ninh đi xét nghiệm sán lợn do trước đó phụ huynh nghi ngờ con họ ăn phải thịt lợn có sán gạo.

Theo thông tin từ Khoa Khám bệnh chuyên ngành, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng trung ương ngày 15/3 có 135 trẻ đến viện làm xét nghiệm sán và đến chiều nay mới có kết quả 16 trẻ bị sán lợn.

Còn tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương có 13/135 mẫu dương tính với sán dây lợn. 

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Đề - nguyên Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng – Trường Đại học Y Hà Nội ăn phải sán lợn gáo thì chỉ từ 10 đến 15 ngày xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA là có thể phát hiện có dương tính với sán không. Nếu người bệnh dương tính với sán lợn thì chỉ cần uống thuốc theo bác sĩ kê đơn và khám lại sau một thời gian. Ở những trường hợp mới nhiễm sán thì việc điều trị đơn giản hơn những người bị sán lâu ngày khiến sán đóng kén.

Khi ăn phải nang sán (lợn gạo) vào cơ thể sẽ trở thành sán trưởng thành trong ruột. Sán trưởng thành này có thể dài tới vài mét hay còn gọi sán dải lợn. GS Đề đã gặp trường hợp bệnh nhân sau khi xổ sán ra con sán 12 mét gồm khoảng 900 đốt. Sán gồm 3 phần đầu tròn kích thước 1mm, có chùy và chân chùy có 2 vòng móc gồm 25 – 30 móc, có 4 giác bám, cổ mành dài 5mmm là nơi sinh ra đốt non.

Những con sán này sẽ đẻ trứng và con người tiếp tục nhiễm trứng sán lần nữa hay còn gọi tự nhiễm. 

Bản thân đốt sán sinh ra cả nghìn trứng và trứng sán này tiếp túc phát triển trong cơ thể và di chuyển đến các cơ vân, mắt, não. Lúc đó bệnh nhân nặng hơn.

Giáo sư Đề cho biết ông đã gặp trường hợp hai chị em bệnh nhân cùng mắc căn bệnh sán dải lợn dẫn đến co giật do sán tích tụ ở não gây tổn thương não.

Khi chụp CT bác sĩ phát hiện trong não chứa nhiều điểm mờ có kích thước 3 – 5 mm và nghi ngờ trứng não. Khi tiến hành chẩn đoán huyết thanh học ELISA bác sĩ phát hiện dương tính với sán dải lợn. Việc điều trị tốn kém và mất nhiều thời gian.

Cả hai chị em đều có tiền sử ăn thịt lợn tái bằng nem chạo nhưng có thể không phát hiện được trứng sán lợn gạo tồn tại từ trước. 

Theo GS Đề số bệnh nhân mắc sán lợn trong cộng đồng không phải hiếm nhất là khi việc chăn nuôi, canh tác còn nhiều hạn chế như ở nước ta. Số bệnh nhân ăn phải sán gạo lợn gây sán không nguy hiểm bằng bệnh nhân ăn phải nang sán lợn gạo như ăn rau sống chứa nang sán do lợn thải ra thì phát triển sán nhanh hơn.

Ví dụ người nhiễm sán đi đại tiện, đốt sán rụng theo phân và giải phóng ra môi trường, côn trùng tha phân đi và nếu ăn phải rau sống chưa nấu chín thì bệnh nhân sẽ ăn phải sán gây sán dây lợn chứ không riêng gì ăn lợn gạo mới gây sán.

Giáo sư Đề cho biết ở Việt Nam có tới 50 tỉnh mắc sán dây lợn, trong đó nam giới chiếm 70 % có bệnh nhân mang tới 300 nang sán dưới da, đa số bệnh nhân mang nang sán dưới cơ kèm theo nang sán trong não.

Ấu trùng sán dây lợn ký sinh có thể ảnh hưởng tới các bệnh lý như động kinh, nói ngọng, liệt làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Để phòng ấu trùng sán lợn, bác sĩ khuyên không nên ăn thịt tái và các loại rau sống. Phải quản lý phân thật tốt để không truyền bệnh ra môi trường.

Đã có 4 người tử vong do tiết canh và ăn thịt lợn tái

Từ đầu năm, cả nước đã ghi nhận 69 ca mắc liên cầu lợn, trong đó 4 ca tử vong do ăn tiết canh lợn và ăn thịt lợn sống.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ngọc ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN