Khuyến cáo quan trọng của WHO về cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ lan truyền

SKĐS - Tại Việt Nam, tính đến nay đã ghi nhận 4 ca bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 2 ca mới được phát hiện trong tháng 9/2023. Nhiều người băn khoăn liệu các hoạt động gần gũi như quan hệ tình dục có nguy cơ nhiễm đậu mùa khỉ hay không?

1. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh do virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus) gây ra. Đây là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, có nghĩa là nó có thể lây từ động vật sang người và cũng có thể lây từ người sang người.

Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận trên người vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Bệnh có triệu chứng gần giống bệnh đậu mùa ở người, nhưng mức độ lây lan chậm hơn và mức độ bệnh cũng nhẹ hơn.

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh nhiễm virus lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp và gần gũi trong giai đoạn lây nhiễm.

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh nhiễm virus lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp và gần gũi trong giai đoạn lây nhiễm.

Sau khi xâm nhập cơ thể, thời gian ủ bệnh của virus đậu mùa khỉ có thể từ 6-13 ngày hoặc lâu hơn, có thể lên tới 21 ngày. Sau đó, các triệu chứng giống bệnh đậu mùa sẽ xuất hiện, bao gồm nhiều dấu hiệu như: sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau lưng, đau cơ, kiệt sức và các tổn thương lan rộng trên da, nổi mủ và vỡ ra. Các nốt ban mủ có xu hướng tập trung ở vùng mặt và các đầu chi hơn là ở vùng thân. Số lượng ban có thể từ một vài ban cho đến hàng nghìn ban.

Ban mọc chủ yếu ở mặt (95%), lòng bàn tay và lòng bàn chân (75%), ngoài ra cũng hay gặp niêm mạc miệng (70%), niêm mạc sinh dục (30%) và kết mạc - giác mạc (20%). Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể liên kết với nhau thành mảng lớn và bong vảy. Sau khoảng 1 tuần, các mụn nước khô đi và bong vảy không để lại di chứng sẹo nếu không bị nhiễm trùng.

2. Bệnh đậu mùa khỉ có phải bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không?

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp gần với người bệnh, có thể lây từ người này sang người khác qua chất dịch cơ thể chảy ra từ những vết loét của người bệnh dính vào khăn trải giường hoặc quần áo bị nhiễm bệnh hoặc lây qua nước bọt, các giọt bắn đường hô hấp.

Bệnh đậu mùa khỉ cũng lây qua bất kỳ hình thức tiếp xúc gần gũi nào, bao gồm qua hôn, chạm, quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn bằng miệng và qua đường hậu môn với người bị nhiễm bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ thường không dễ lây lan từ người sang người và các chuyên gia vẫn đang cố gắng tìm hiểu chính xác cách thức bệnh lây từ người sang người. Ở châu Phi, nơi thường xảy ra các đợt bùng phát nhỏ trong nhiều năm, người dân đã bị nhiễm bệnh qua vết cắn của loài gặm nhấm hoặc động vật nhỏ.

Mặc dù bệnh đậu mùa khỉ hiện không được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) nhưng nó rất dễ lây lan qua quan hệ tình dục do tiếp xúc âu yếm trực diện với người nhiễm bệnh. Tiến sĩ Tom Inglesby, Giám đốc Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins (Hoa Kỳ) cho biết: Các chuyên gia đã xác định đậu mùa khỉ đang lây lan dưới dạng STI vào thời điểm này.

Bệnh đậu mùa khỉ không được coi là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh đậu mùa khỉ không được coi là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục thường được định nghĩa là bệnh lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục. Nhưng một số bệnh STD cũng có thể lây lan theo những cách khác. Ví dụ, HIV có thể lây lan qua dùng chung kim tiêm. Bệnh giang mai có thể lây lan qua nụ hôn. Một bệnh nhiễm trùng tình dục phổ biến do ký sinh trùng gây ra được gọi là trichomonas đã được phát hiện lây lan qua việc dùng chung các vật dụng ẩm ướt như bọt biển hoặc khăn tắm.

David C. Harvey, Giám đốc điều hành của Liên minh Quốc gia về giám sát STD của chính phủ Hoa Kỳ cho biết: Trong vài năm gần đây, các ca bệnh bắt đầu xuất hiện ở châu Âu, Hoa Kỳ và một số nơi khác cho thấy mô hình lây nhiễm rõ ràng thông qua tiếp xúc thân mật với người bị nhiễm bệnh, giống như nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Cho đến nay, các chuyên gia y tế cho biết, nhiều bằng chứng chỉ ra rằng căn bệnh này lây lan chủ yếu qua những người nam quan hệ tình dục đồng giới. Đa số những ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trong đợt dịch tháng 5/2022 được ghi nhận ở những người đồng tính, song tính hoặc có quan hệ đồng giới nam.

Tuy nhiên, hiện nay còn có nhiều tranh luận về việc có nên coi bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không, với một số ý kiến cho rằng cách gọi này tạo ra sự kỳ thị, nhất là với những người đồng tính nam và lưỡng tính.

3. Khuyến cáo của WHO trong phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, virus gây bệnh đậu mùa khỉ không được coi là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, bất kỳ ai tiếp xúc gần với người có virus đều được coi là có nguy cơ lây nhiễm cao.

Để bảo vệ những người có nguy cơ cao nhất, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo những người đàn ông có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ nên cân nhắc việc giảm bớt bạn tình trong thời điểm hiện tại. Bất cứ ai bị phát ban hoặc tổn thương da mới và bất thường nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi họ đã được kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) và bệnh đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể lây lan theo những cách không liên quan đến tình dục và việc sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp điển hình khác để ngăn chặn STD là chưa đủ. Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa đối với nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao. Vaccine phòng bệnh đậu mùa có khả năng phòng bệnh đậu mùa khỉ lên đến 85% và làm giảm mức độ nặng của bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ đang diễn biến như thế nào tại khu vực phía Nam?

ThS.BS. Lương Chấn Quang – Phó trưởng khoa Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, Viện Pasteur TP.HCM vừa thông tin về tình hình diễn biến đậu mùa khỉ tại các tỉnh phía Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Châu ([Tên nguồn])
Bệnh đậu mùa khỉ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN