Không thể cảm nhận được cơn đau ở gan, nếu thấy ngứa ở 2 vị trị này coi chừng ung thư "gõ cửa"

Sự kiện: Bệnh gan

Hiện nay, đổ tuổi mắc ung thư gan đang ngày càng trẻ hóa bởi rất nhiều nguyên nhân. Vậy nên, việc chú ý đến những dấu hiệu bất thường trên cơ thể là vô cùng cần thiết.

Không giống như dạ dày và phổi, người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau khi các bộ phận này gặp vấn đề, gan lại hoàn toàn khác vì không có dây thần kinh cảm nhận cơn đau. Vậy nên, việc phát hiện gan bị tổn thương qua cơn đau dường như là không thể. Để có thể chẩn đoán được các vấn đề gan đang gặp phải, chúng ta nhất định cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Cụ thể, nếu 2 bộ phận này trên cơ thể thường xuyên ngứa ngáy, rất có thể gan đã bị xơ cứng, gặp vấn đề.

1. Mắt thường xuyên bị ngứa

Không thể cảm nhận được cơn đau ở gan, nếu thấy ngứa ở 2 vị trị này coi chừng ung thư "gõ cửa" - 1

Loại trừ cảm giác khó chịu do một số bệnh về mắt gây ra, nếu không có bệnh về mắt, những người hay bị ngứa cần chú ý, vì mắt rất mỏng manh, cần sự nuôi dưỡng của máu gan. Nếu máu gan không thông suốt, mắt sẽ dễ dàng xuất hiện một số triệu chứng và ngứa là một trong số đó. Trong trường hợp nghiêm trọng, lòng trắng của mắt thậm chí có thể hơi vàng. Vậy nên khi có những bất thường ở mắt, cần đi khám để biết rõ bản thân đang gặp vấn đề gì.

2. Da mẩn đỏ và ngứa

Thông thường, ngứa da xảy ra khi cơ thể bị dị ứng hoặc muỗi đốt, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra đột ngột thì cần chú ý xem gan có bị tổn thương hay không.

Nếu gan có vấn đề, khả năng trao đổi chất và giải độc sẽ giảm, chức năng truyền máu cũng giảm, lúc này sẽ sinh ra chất muối mật, chất này sẽ lan ra da theo đường máu, gây mẩn đỏ, sưng và ngứa. Đồng thời, nếu phát hiện trên da xuất hiện những nốt ruồi đỏ giống như chân nhện thì bạn cũng nên hết sức cảnh giác, bởi rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh gan đã gặp phải tình trạng này.

Không thể cảm nhận được cơn đau ở gan, nếu thấy ngứa ở 2 vị trị này coi chừng ung thư "gõ cửa" - 2

Ngoài những dấu hiệu trên, gan bị tổn thương cũng sẽ truyền những tín hiệu này đến cơ thể:

- Tóc nhờn, rụng tóc nhiều, hai bên thái dương bạc sớm.

- Khô miệng, đắng miệng, hôi miệng.

- Luôn ở trong trạng thái lơ mơ và hay mơ màng, dậy sớm.

- Cảm thấy mệt mỏi, chán nản, lo lắng vô cớ.

- Da xỉn màu, có đốm nâu và mụn trứng cá.

- Dễ chảy máu nướu khi đánh răng.

- Thường xuyên xì hơi và đầy hơi trong dạ dày.

-  Xuất hiện các đường dọc trên móng tay, lòng bàn tay đỏ.

-  Chán ăn, đôi khi kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn.

- Cảm thấy cáu kỉnh và nóng trong người.

Cần làm gì để dưỡng gan?

Không thể cảm nhận được cơn đau ở gan, nếu thấy ngứa ở 2 vị trị này coi chừng ung thư "gõ cửa" - 3

Uống ít rượu

Uống rượu quá nhiều, nếu không được kiểm soát dễ gây ra bệnh gan. Chính vì vậy, cần kiểm soát lượng rượu bản thân uống mỗi ngày, tốt nhất là không nên uống rượu để hạn chế tối đa tình trạng xơ gan, ung thư gan do rượu gây ra.

Sinh hoạt điều độ

Hiện nay, có rất nhiều người bị gan nhiễm mỡ. Vậy nenem trong chế độ ăn uống và sinh họat hằng ngày cần hạn chế thức ăn dầu mỡ. Cân bằng dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ, vận động nhiều, giảm béo, cơ thể sẽ tự nhiên khỏe lên, gan nhiễm mỡ cũng tự nhiên biến mất.

Nguồn: [Link nguồn]

Thấy những vùng này trên cơ thể bị đau, dấu hiệu bệnh gan đã đến giai đoạn nguy hiểm

Gan có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Nhận diện sớm những tổn thương ở gan sẽ giúp việc điều trị bệnh gan mang lại kết quả tốt và ít tốn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HỒNG NGỌC (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Bệnh gan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN