Không phải trẻ nào cũng nên ăn váng sữa

Hiện nay, váng sữa trở thành một món ăn quen thuộc đối với những gia đình có trẻ nhỏ, với mục đích cung cấp thêm chất bổ từ sữa cho bé.

BS.CK2.Nguyễn Thị Thu Hậu - TK. Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết về công dụng của váng sữa với trẻ nhỏ. Một số bé thích vị béo béo, ngọt ngọt của váng sữa mà đòi ăn mỗi ngày, thậm chí 2-3 hũ/ ngày. Một số bà mẹ than phiền bé bị đầy bụng, biếng ăn sau khi ăn váng sữa. Mẹ cũng thường thắc mắc với bác sĩ dinh dưỡng nên cho bé ăn bao nhiêu là đủ, ăn thay cho sữa được không? Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các giá trị dinh dưỡng trong váng sữa.

Váng sữa được sản xuất từ sữa tươi bằng quá trình tách chất béo ra khỏi sữa tươi bằng cách làm lắng sữa xuống hoặc ly tâm tách béo từ sữa tươi ra. Váng sữa là thức ăn có vị béo thơm trẻ dễ ăn, có thể ăn trực tiếp, pha chế thành sinh tố hoặc bổ sung vào bột/ cháo cho trẻ nhỏ. Váng sữa được tách ra từ các loại sữa bò, dê .., có hàm lương chất béo cao (> 50-80%). 

Không phải trẻ nào cũng nên ăn váng sữa - 1

 Váng sữa dành cho trẻ tốt nhưng phải biết cách sử dụng.

Tùy loại, nhà sản xuất có thể bổ sung sữa tươi, sữa nguyên kem, tinh bột, đường … nhưng thành phần của váng sữa đa phần là chất béo sữa. Chất béo trong sữa nguyên kem chủ yếu là triglyceride và giàu các acid béo no cũng như cholesterol. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên mọi người tránh sử dụng cholesterol và chất béo no vì không tốt cho sức khỏe. Như vậy, váng sữa không phải là thức ăn phù hợp cho người lớn và người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng mỡ máu.

Là một chế phẩm sữa, váng sữa chứa chất béo sữa, đạm sữa, canxi, đường lactose … của sữa. Năng lượng của váng sữa cao do chứa nhiều chất béo. Vì thế, sẽ giúp bổ sung thêm năng lượng và giúp lên cân ở những trẻ suy dinh dưỡng, thiếu cân nặng. Trẻ cũng nhận thêm một lượng canxi bổ sung cho nhu cầu tăng trưởng của mình.

Trẻ dưới 2 tuổi có nhu cầu chất béo cao để phát triển não, trong chế độ ăn cần có đủ cả dầu thực vật và mỡ động vật, nhưng sau đó nhu cầu chất béo giảm dần, nhất là chất béo no. Khi trẻ được 6 tuổi, kích thước não bằng với não người trưởng thành thì nhu cầu chất  béo gần như của người lớn, và cần hạn chế chất béo no cũng như cholesterol.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ngọc (Infonet.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN