Không phải chậm kinh, 10 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đã có thai mà không hề hay biết
Nếu có những dấu hiệu dưới đây thì có thể bạn đã có tin vui.
1. Ngực hơi đau
Cơ thể tạo ra rất nhiều estrogen và progesterone trong thời kỳ đầu mang thai khiến ngực phát triển. Sự gia tăng hormone này khiến ngực giữ lại nhiều chất lỏng hơn và bạn cảm thấy nặng nề, đau hoặc nhạy cảm hơn so bình thường.
2. Thời gian đèn đỏ ngắn hơn
Nếu bạn nhận thấy rằng khoảng thời gian “đèn đỏ” dường như ngắn hơn hoặc khác với thông thường, thì đó có thể là dấu hiệu của có bầu. Khoảng 6 đến 12 ngày sau khi thụ thai, bạn có thể phát hiện ra chảy máu âm đạo. Điều này là vô hại, nhưng nếu nghi ngờ có thai thì bạn hãy đi khám ngay.
Nếu chảy máu xảy ra muộn nhất là 12 ngày sau khi bạn thụ thai thì đó có thể là đến ngày đèn đỏ.
3. Mệt mỏi
Trong vài tuần đầu tiên, cơ thể bạn hoạt động 24/7 để hỗ trợ thai kỳ và mệt mỏi là một phản ứng bình thường. Các progesterone được sản xuất sau khi thụ thai làm cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, điều này góp phần vào việc làm cho bạn thấy thiếu năng lượng. Khi có bầu, tim cũng làm việc nhiều hơn vì nó phải cung cấp thêm oxy cho tử cung, điều này có thể làm cho bạn cảm thấy khó chịu.
4. Núm vú sẫm màu
Khi có bầu, núm vú của bạn trông sẽ sẫm màu hơn so với bình thường. Nguyên nhân là elanocytes khiến các tế bào ở vùng núm vú chuyển màu. Phụ nữ có nước da sẫm màu có thể không nhận thấy điều này cho đến khi biết rõ cơ thể có bầu là khoảng 10 tuần hoặc lâu hơn.
5. Đầy hơi
Mức progesterone tăng lên làm chậm quá trình tiêu hóa và có thể khiến bụng bị trướng hơn bình thường. Nếu tình trạng đầy hơi không biến mất và cũng chưa đến chu kỳ đèn đỏ thì hãy đi kiểm tra ngay vì có thể bạn đã có thai.
6. Ăn nhiều carbs hơn
Tại thời điểm có bầu, bạn cảm thấy mệt mỏi và cơ thể cần thêm carbs để dễ dàng chuyển hóa giúp tăng năng lượng cho cơ thể. Nếu đột nhiên bạn cảm thấy thèm thực phẩm giàu carbs như yến mạch, khoai lang, việt quất, chuối… thì có thể bạn đã có tin vui.
7. Bị đau đầu
Tăng thể tích máu có thể gây ra đau đầu căng thẳng thường xuyên với mức độ nhẹ trong vài tuần đầu tiên ở một số phụ nữ. Những cơn đau đầu này trong thai kỳ cũng có thể xuất hiện nếu bạn không uống đủ nước hoặc nếu bạn thiếu máu .
Chứng đau nửa đầu không xảy ra thường xuyên khi mang thai vì nồng độ estrogen ổn định hơn.
8. Nhạy cảm hơn
Khi mức độ hormone hCG tăng lên, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi rất nhiều, cơ thể dễ bị ủ rũ hơn. Bạn sẽ thấy mình nhạy cảm, dễ xúc động và bộc phát cảm xúc khi mang thai.
9. Nhiệt độ cơ thể không thay đổi
Đo nhiệt độ cơ thể bằng miệng của bạn vào buổi sáng thường được sử dụng để tìm ra thời điểm rụng trứng. Nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng nửa độ hoặc 1 độ thì chứng tỏ trứng đã rụng. Do đó, nếu bạn đang lập biểu đồ nhiệt độ cơ thể mà nhận thấy nhiệt độ không thay đổi trong hơn 2 tuần nghĩa là có thể bạn đã thụ thai.
10. Chảy máu mũi
Mũi chảy máu, sung huyết đều phổ biến trong thai kỳ. Tăng thể tích máu gây áp lực nhiều hơn lên các mạch máu mỏng như mũi khiến bạn bị chảy máu cam. Bạn có thể dùng nước muối xịt vào mũi để giảm tình trạng này khi có bầu và tình trạng này cũng không xảy ra quá nhiều.
Dù đã có gia đình, nhưng đại úy H. vẫn có mối quan hệ bất chính với cô giáo mầm non dẫn đến có bầu. Sau đó người...