Không nên coi thường nếu đổ mồ hôi ở 4 bộ phận này

Sự kiện: Sống khỏe

Đổ mồ hôi là một chức năng sinh lý bình thường của cơ thể con người để bài tiết và duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Tinh thần căng thẳng, xúc động mạnh, ăn đồ cay nóng đều có thể khiến cơ thể con người đổ mồ hôi.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, ra mồ hôi là một loại giải độc. Tuy nhiên, nếu lượng mồ hôi, màu sắc mồ hôi, vùng tiết mồ hôi không bình thường, hoặc nếu đổ mồ hôi kèm theo triệu chứng khó chịu thì có thể sức khỏe của bạn có vấn đề.

Không nên coi thường nếu đổ mồ hôi ở 4 bộ phận này - 1

Nên cẩn thận nếu thường xuyên đổ mồ hôi ở 4 bộ phận dưới đây

1. Mồ hôi mũi: Thiếu năng lượng phổi

Nếu mũi của bạn thường đổ mồ hôi, điều đó có nghĩa là khí phổi của bạn không đủ và cần được điều chỉnh để bổ sung khí.

Lời khuyên của bác sĩ: Đánh chân bằng tay hoặc dụng cụ mỗi ngày. Trong đó điểm mấu chốt là đánh nhiều lần, ấn hai bên trái phải của chân, thông qua kích thích thích hợp như vậy để đạt được mục đích điều hòa kinh mạch phổi.

2. Đổ mồ hôi cổ: rối loạn nội tiết

Tuyến mồ hôi ở cổ phân bổ thưa thớt nên rất ít người đổ mồ hôi ở cổ. Nếu cổ thường xuyên đổ mồ hôi thì có thể liên quan đến rối loạn nội tiết toàn thân của bạn, tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra nội tiết tố toàn diện.

3. Đổ mồ hôi nách: chế độ ăn uống “nặng”

Nách có nhiều tuyến apocrine nên mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu mồ hôi tiết ra quá mạnh, có thể đường kính của tuyến mồ hôi quá lớn. Bên cạnh đó, mồ hôi có mùi nồng là do chế độ ăn quá “nặng”, ăn nhiều hành, tỏi và các thực phẩm gây mùi khác.

Lời khuyên của bác sĩ: Khi tuyến mồ hôi quá lớn, bạn có thể đến bệnh viện để được điều trị bằng laser đơn giản và hiệu quả. Chế độ ăn cũng nên nhạt, ít muối và gia vị, nhiều trái cây và rau.

4. Đổ mồ hôi lưng: âm dương suy nhược, cực kỳ mệt mỏi

Trên lưng có rất ít tuyến mồ hôi, nên lưng đổ mồ hôi có nghĩa là cơ thể bạn đang bị suy nhược, đã vô cùng mệt mỏi.

Lời khuyên của bác sĩ: đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phụ nữ cũng có thể tập yoga thiền 15 phút vào buổi sáng và buổi tối.

Người đàn ông 38 tuổi có bàn tay chuyển sang màu xanh, đỏ mỗi khi tức giận

Các ngón tay chuyển sang màu nhợt nhạt hoặc trắng sau đó xanh lam khi tiếp xúc với lạnh khi căng thẳng hoặc cảm xúc khó chịu, sau đó đỏ khi bàn tay được làm ấm có thể sưng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thuỳ Trang (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN