Không muốn thận 'nát bấy' vì chứa đầy sỏi thì dừng ngay những thói quen này
Mọi người không biết rằng chính những thói quen ăn uống hàng ngày có thể gây suy giảm, mất chức năng thận và thậm chí là bệnh sỏi thận. Vậy những thói quen ăn uống gây sỏi thận nào cần tránh.
Ảnh minh họa: Internet
Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản... thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể Calci. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm.
Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.
Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang... gây cọ xát dẫn tới tổn thương thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả khôn lường cho cơ thể.
Theo các bác sĩ, tại Việt Nam, số lượng người mắc sỏi thận đang tăng nhanh ở mức độ báo động. Nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận bao gồm yếu tố di truyền, uống nhiều rượu, rối loạn tiêu hóa và nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Hãy cùng điểm danh những thói quen ăn uống gây sỏi thận mà mọi người hay mắc phải nhé.
Trong thời đại công nghiệp ngày nay, nhiều người thường bận rộn với công việc, họ phải chịu nhiều áp lực về thời gian nên bữa sáng thường bị bỏ qua. Và thói quen tưởng chừng như vô hại ấy lại chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi thận. Ảnh minh họa: Internet
Bỏ bữa sáng
Trong thời đại công nghiệp ngày nay, nhiều người thường bận rộn với công việc, họ phải chịu nhiều áp lực về thời gian nên bữa sáng thường bị bỏ qua. Và thói quen tưởng chừng như vô hại ấy lại chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi thận.
Vì cơ thể bạn cần bổ sung năng lượng sau một đêm dài nghỉ ngơi. Vào buổi sáng, túi mật sẽ bài tiết dịch mật để thực hiện việc tiêu hóa thức ăn. Do đó, nếu bạn không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa vì vậy dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Nếu tình trạng này cứ kéo dài thường xuyên, dịch mật sẽ tích tụ lại và kết tủa thành sỏi.
Sử dụng thuốc tùy tiện
Việc tự kê đơn, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê của các chuyên gia tại Anh quốc cho thấy, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Một số nhóm kháng sinh được nhắc tới như: Cephalosporin, Penicillin...
Thói quen uống ít nước
Khi lượng nước đưa vào cơ thể quá ít, không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài điều này làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây bệnh sỏi thận.
Việc tự kê đơn, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê của các chuyên gia tại Anh quốc cho thấy, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Một số nhóm kháng sinh được nhắc tới như: Cephalosporin, Penicillin...Ảnh minh họa: Internet
Mất ngủ kéo dài
Mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn bị mất ngủ kéo dài thì chức năng này sẽ không được thực hiện, càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng tăng.
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi
Chúng ta luôn sợ cơ thể bị loãng xương, nên thường suy nghĩ rằng càng bổ sung càng nhiều canxi cho cơ thể càng tốt. Tuy nhiên, một chế độ ăn chứa quá nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ khiến cơ thể bạn bị dư thừa canxi. Mà lượng canxi dư thừa này sẽ tích tụ trong thận và hình thành nên sỏi.
Tuy nhiên, nếu bạn quá kiêng khem những thực phẩm chứa canxi thì sẽ gây ra mất cân bằng trong việc hấp thu canxi, khiến lượng oxalat trong ruột sẽ bị cơ thể hấp thu nhiều hơn cũng sẽ tạo thành sỏi thận. Ngoài ra, cơ thể bạn sẽ bị loãng xương nếu bạn hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa canxi.
Ăn nhiều chất béo
Trong bữa tiệc mà bạn tham dự hàng ngày luôn tràn ngập những món ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo. Chất béo gây cản trở chuyển hóa axit uric, nó làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Vậy nên, tiêu thụ các món ăn này chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận.
Khi lượng nước đưa vào cơ thể quá ít, không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài điều này làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây bệnh sỏi thận. Ảnh minh họa: Internet
Ăn quá mặn
Khi lượng muối trong cơ thể tăng cao, quá trình bài tiết qua đường nước tiểu cũng làm canxi trong đường tiết niệu tăng. Chúng dễ dàng kết hợp với oxalate để hình thành sỏi trong đường tiết niệu.
Vậy nên khi nấu ăn, các bà nội trợ nên nấu các món ăn luộc hoặc hấp nhiều hơn, nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều muối như dưa cà, các loại tương…
Ít vận động
Đối với những người làm công việc văn phòng, trong một ngày ngồi làm việc quá lâu mà không vận động có thể gây ra bệnh sỏi thận.
Các chuyên gia cho biết, việc con người ít vận động sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc hấp thụ canxi của cơ thể, làm lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, tích tụ từ đó hình thành nên sỏi mật.
Oxalat là loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Soda, trà đá, sô cô la, cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt là những loại thực phẩm chứa nhiều oxalat. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận. Ảnh minh họa: Internet
Để phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả bạn hãy áp dụng bảy bí quyết sau Uống nhiều nước:
Uống nhiều nước trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ để cơ thể của bạn vẫn giữ đủ nước trong cả 24 giờ.
Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi). Cơ thể đủ nước cũng sẽ giúp thận và gan lọc những chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi.
Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt vì nó có thể gây ra tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể.
Uống nước chanh:
Sỏi thận được hình thành khi các thành phần của nước tiểu là chất lỏng, khoáng sản và axit bị mất cân bằng. Nghĩa là lúc này hàm lượng các chất như oxalat, canxi và axit uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận.
Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu nên có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric.
Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) thì béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, việc tập thể dục để giảm cân và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết. Nó không những giúp bạn tránh được tình trạng béo phì mà nó còn giảm các nguy cơ bệnh tật khác như: bệnh thận niệu, tiểu đường, huyết áp cao... Ảnh minh họa: Internet
Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate:
Oxalat là loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Soda, trà đá, sô cô la, cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt là những loại thực phẩm chứa nhiều oxalat. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận.
Giảm lượng muối ăn hàng ngày: Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Cắt giảm lượng caffein:
Nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, thức uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.
Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá: Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm thịt, trứng và cá... sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận. Ảnh minh họa: Internet
Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá:
Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm thịt, trứng và cá... sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.
Giảm cân an toàn để giữ sức khỏe:
Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) thì béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, việc tập thể dục để giảm cân và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết. Nó không những giúp bạn tránh được tình trạng béo phì mà nó còn giảm các nguy cơ bệnh tật khác như: bệnh thận niệu, tiểu đường, huyết áp cao...
Dấu hiệu nhận biết nhất có sỏi thận hay không chính là nước tiểu, ngoài ra một số cơn đau bất thường ở vùng thắt...
Nguồn: [Link nguồn]