Không muốn mang trọng bệnh thì cấm để điện thoại ở những vị trí 'tử địa' này

Điện thoại di động là một vật dụng vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, những vị trí "tử địa" sau trên cơ thể tuyệt đối không được để điện thoại, tránh rước bệnh vào người.

Đeo điện thoại trước bụng hoặc ngực

Không muốn mang trọng bệnh thì cấm để điện thoại ở những vị trí 'tử địa' này - 1

Nhiều người có thói quen đeo điện thoại trước bụng hoặc ngực để sử dụng thuận tiện hơn. Thế nhưng, theo khoa học, thói quen này hoàn toàn không tốt, vì có thể ảnh hưởng không tốt tới tim và hệ nội tiết. Dù lúc đó điện thoại không hoạt động, nhưng vẫn phát ra luồng bức xạ tương đối nhỏ, đủ để gây ra rối loạn nội tiết, đặc biệt là rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Bỏ điện thoại ở túi quần trước

Bỏ điện thoại ở túi quần trước, sẽ không tốt cho cơ quan sinh sản của con người, đặc biệt là phái mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết mạnh mẽ giữa giữa sóng vô tuyến của điện với số lượng tinh trùng cũng như chất lượng tinh trùng ở nam giới. Theo kết luận, nam giới nếu để điện thoại quá lâu trong túi quần sẽ khiến lượng tinh trùng ít đi và bị tổn thương nghiêm trọng.

Điện thoại được đặt kế bên hông

Theo một số nghiên cứu, việc bạn để điện thoại gần vùng hông, đùi của mình sẽ tác động và làm suy yếu xương hông. Vì vậy, nếu cần thiết, bạn hãy để điện thoại vào một cái túi xách dày để làm giảm tác động của nó và bảo vệ xương tốt hơn.

Để điện thoại áp sát vào da

Không muốn mang trọng bệnh thì cấm để điện thoại ở những vị trí 'tử địa' này - 2

Ảnh minh họa: Internet

Thực tế bạn không nên để điện thoại áp sát da của bạn. Nguyên nhân là vì trong lúc bạn sử dụng, vi khuẩn có trên nút bấm và màn hình điện thoại sẽ lây sang da mặt. Đồng thời, sóng điện từ sẽ tiếp xúc trực tiếp và gần bạn hơn bao giờ hết. Vậy làm sao để nghe điện thoại đúng cách? Bạn hãy để điện thoại gần tai và cách xa ít nhất 0,5–1,5cm để nghe điện thoại an toàn nhé.

Để điện thoại cùng xe đẩy em bé

Những bà mẹ bận bịu và vội vã thường sẽ để điện thoại vào xe đẩy của con để vừa tiện chăm con lại vừa dễ dùng điện thoại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết việc này có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bên cạnh việc trẻ sẽ tiếp xúc quá sớm với điện thoại và chịu nhiều tác động xấu, thiết bị này còn có thể đưa tới hậu quả là con thường sẽ dễ mắc các vấn đề về hành vi như tăng động thái quá hay chứng rối loạn khả năng tập trung. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sóng điện từ sẽ làm ảnh hưởng lớn đến não cũng như sự phát triển của trẻ.

Bỏ điện thoại ở túi quần sau

Không muốn mang trọng bệnh thì cấm để điện thoại ở những vị trí 'tử địa' này - 3

Bỏ điện thoại ở túi quần sau là thói quen vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, lại gây ảnh hưởng tới toàn bộ phần xương cột sống và xương hông. Gây ra các chứng đau nhức, cong vẹo, thoái hóa nghiêm trọng khi về già.

Đặt điện thoại trên giường hay dưới gối nằm

Đây là những lý do mà bạn tuyệt đối không nên đặt điện thoại dưới gối:

Vào ban đêm, điện thoại sẽ thường phát sáng và có tiếng kêu từ các thông báo, có thể là từ mạng xã hội như Facebook. Những ánh sáng không cần thiết này sẽ tác động tới việc sản xuất melatonin, từ đó làm giảm và gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Không muốn mang trọng bệnh thì cấm để điện thoại ở những vị trí 'tử địa' này - 4

Nếu cứ để điện thoại ở gần đầu, thì không lâu sau bạn sẽ luôn cảm thấy đau đầu và chóng mặt.

Đã có nhiều trường hợp điện thoại bị phát nổ và cháy rụi. Khi bạn đặt điện thoại dưới gối, nguy cơ này sẽ còn cao hơn nhiều. Một chiếc điện thoại lúc sạc pin sẽ bắt đầu tỏa nhiệt. Tuy nhiên, lớp vỏ gối và drap giường lại ngăn chặn hoạt động này, nhiệt không thể tỏa ra sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bạn và còn tăng nguy cơ phát nổ. Tốt nhất là nên để điện thoại sạc ở một nơi xa bạn và xa cả giường bạn nữa nhé. Bạn cũng đừng quên là chúng ta không nên sạc điện thoại qua đêm.

Bên cạnh đó, bạn thường có thói quen dùng điện thoại khi đang nằm trên giường, vào thời điểm chuẩn bị đi ngủ và sau đó thì nhét điện thoại

xuống dưới gối hoặc để sát đầu mình luôn. Nhưng việc này thật sự không tốt chút nào vì bức xạ điện từ ảnh hưởng tới não, mắt và giấc ngủ của bạn.

Ôm máy tính, điện thoại cả ngày, nhiều người bỗng mắc bệnh khó nói

Các bác sĩ cảnh báo căn bệnh khó nói nhưng có tới một nửa dân số Việt mắc phải và nhiều người không biết mình mắc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hòa Thuận ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN