Không may bị ung thư, đừng quên bài tập thể dục này

Sau 5 năm điều trị bệnh ung thư phổi đã di căn não nhưng đến nay PGS Đỗ Quốc Hùng vẫn làm việc bình thường. Ông còn tham gia nhiều hoạt động khám chữa bệnh tình nguyện ở vùng cao.

Không may bị ung thư, đừng quên bài tập thể dục này - 1

Các tư thế tập đạt ma dịch cân kinh

Thay đổi thói quen ăn uống

PGS Đỗ Quốc Hùng – Nguyên trưởng khoa C7, Viện Tim mạch Quốc gia là người được biết đến khi bị ung thư phổi di căn khắp nơi. Thế nhưng, ông đã thoát khỏi căn bệnh tử thần này và sống khỏe mạnh đến tận bây giờ.

Tâm sự với phóng viên, PGS Hùng cho biết, ngoài tuân thủ quy tắc điều trị bệnh ung thư theo phương pháp tây y được các giáo sư, bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai chỉ dẫn, ông còn tích cực tập thể dục bằng bài tập đạt ma dịch cân kinh, thay đổi chế độ ăn uống.

Những ngày tháng điều trị bệnh ung thư với ông trở thành nỗi ám ảnh giống như bao nhiều bệnh nhân ung thư khác, hóa trị đã “tàn sát” phần sức khỏe dư thừa của bệnh nhân như thế nào. 

Đứng trước tác dụng phụ của hóa chất, PGS Hùng lấy tâm lý của mình ra để chống chọi với nó. Ông kể: "Nghĩ thoáng và không nghĩ về bệnh mà tìm niềm vui từ đọc kinh, xem phim hài, cố gắng ăn uống để bổ sung chất cho cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng vận động".

PGS Hùng cho biết ăn uống, thể dục là một trong những biện pháp hỗ trợ bệnh ung thư không tái phát. Ông thường xuyên ăn các loại trái cây như mãng cầu, cam, chanh và rau cải chân vịt. Đặc biệt là quả mãng cầu, PGS Hùng sử dụng rất nhiều. 

Ông cho biết mình đã trực tiếp tìm các tài liệu nước ngoài cho biết tác dụng của quả mãng cầu trong điều trị ung thư rất tốt. Bản thân quả mãng cầu cũng chỉ là một loại trái cây nên PGS Hùng không ngại ăn nó. 

Ông kể chán sinh tố, ông ăn dạng nguyên chất… nó trở thành thực phẩm không thể thiếu trong gia đình ông cho đến nay. Kinh nghiệm mua trái cây của vợ ông chọn được nguồn gốc tin cậy để mua.

Ngoài ra, nước chanh và cam là trái cây không thể thiếu, PGS Hùng hạn chế ăn thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ. Là một bác sĩ, ông hiểu được sống chung với bệnh tật như thế nào nên mỗi ngày ông đều tuân thủ nguyên tắc ăn uống của mình. 

Đạt ma dịch cân kinh

PGS Hùng cho biết, với ông bài tập đạt ma dịch cân kinh được ông thực hiện đều đặn ngày nửa tiếng ngay cả lúc ở trong phòng bệnh. Động tác thể dục tưởng như nhẹ nhàng này nhưng vô cùng có tác dụng với sức khỏe của mọi người đặc biệt nó có thể “đánh bật” chất độc ra khỏi cơ thể.

Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay đơn giản, dễ nhớ, dễ tập mà ai cũng có thể làm được và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mạn tính khác nhau, từ suy nhược thần kinh, hen suyễn đến bệnh tiêu hóa, tim mạch, sinh dục…

Đầu tiên, người tập phải tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành. Mặc quần áo rộng rãi. Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân bám chặt vào mặt đất, hậu môn nhíu lại, bụng dưới hơi thót, ngực hơi thu vào, vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, tâm ý hướng về Đan Điền (dưới rốn khoảng 3cm).

Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu. Đưa hai cánh tay về phía trước, đồng thời hít vào. Dùng lực vẫy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm và thở ra. 

Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vào. Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái một lần tập. Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành từ 1.500 cái trở lên.

Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường, tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập.

Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau tạo nên. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng. Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau, nhưng phải luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.

Những người bệnh hoặc có tật ở chân không đứng được vẫn có thể thực hành hiệu quả phất thủ liệu pháp bằng cách ngồi trên đất hoặc trên ván, vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ. 

Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hòa và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, giúp xoa bóp các nội tạng, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan. 

Nó cũng có tác dụng khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc tạng phủ. Những người tiêu hóa đình trệ sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ có trung tiện hoặc ợ hơi, có cảm giác dễ chịu rất rõ. 

Phất thủ liệu pháp là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do stress, bệnh tật hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông bằng phất thủ liệu pháp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ph.Thúy (Infonet)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN