Không có triệu chứng tiêu hóa nhưng hay chóng mặt, người phụ nữ mắc ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là căn bệnh ngày càng phổ biến nhưng lại ít có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu.

Nhiều người cao tuổi thường xuyên cảm thấy chóng mặt, tưởng rằng đó là dấu hiệu thường thấy của tuổi già, nhưng thực chất lại tiềm ẩn một số bệnh lý nghiêm trọng.

Cao Bân Sinh, trưởng khoa Phẫu thuật Bệnh viện Đại học Đài Bắc, Đài Loan chia sẻ một trường hợp ông từng tiếp nhận. Theo đó, bệnh nhân là một cụ bà 80 tuổi, không có triệu chứng tiêu hóa hay tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư. Bà thường cảm thấy chóng mặt, nhưng chưa bao giờ nghĩ tới việc đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Sau đó, trong một lần bị té ngã vì chóng mặt, gãy xương nên được đưa đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ phát hiện bà bị ung thư đại trực tràng, may mắn là ở giai đoạn đầu nên việc chữa trị dễ dàng hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tại sao ung thư đại trực tràng lại có biểu hiện chóng mặt?

Bác sĩ Cao giải thích: “Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy chóng mặt vì cơ thể đang bị thiếu máu trầm trọng. Nguyên nhân là do khối u phát triển từng ngày, cùng với việc cơ thể thiếu máu, gây ra các triệu chứng như chóng mặt và mệt mỏi”.

12% người lớn thiếu máu liên quan đến ung thư đường tiêu hóa. Trên thực tế, nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu sắt ở người lớn là do “mất máu”. Theo nghiên cứu, 6-12% nam giới trưởng thành và nữ giới sau mãn kinh bị thiếu máu do thiếu sắt cũng bị ung thư đường tiêu hóa, phần lớn là ung thư đại trực tràng chiếm 5-10%. Các triệu chứng thường gặp bao gồm thiếu máu không rõ nguyên nhân, thay đổi thói quen đại tiện, giảm cân, xuất huyết tiêu hóa, đau bụng, chướng bụng và phân đen.

Bác sĩ Cao đặc biệt nhắc nhở: "Hơn một nửa số trường hợp thiếu máu liên quan đến thiếu sắt. Bạn nên chú ý hơn đến các dấu hiệu cảnh báo nhỏ do cơ thể. Nếu thấy tình trạng mệt mỏi kéo dài, cần phải đến gặp bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân”.

Ngoài việc bổ sung sắt trong điều trị thiếu máu, có thể dùng sắt qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, tuy nhiên điều này vẫn chưa đủ. Muốn chữa được nguyên nhân gây thiếu máu cần phải tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Đặc biệt, ung thư đại trực tràng có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại ung thư nhưng lại phát triển chậm và không có nhiều triệu chứng rõ ràng cho tới khi bị phát hiện. Vì vậy, đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào của cơ thể. Vì nếu là ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sót có thể cao tới 90%.

Bác sĩ Cao giải thích: "Phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ. Tùy theo tình trạng của mỗi người mà có phương pháp điều trị phù hợp. Chỉ có hóa trị mới có thể làm giảm sự tái phát của khối u cục bộ và tăng cơ hội giữ lại hậu môn”.

Chính vì thế, để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, mọi người cần xây dựng thói quen ăn tốt, bữa ăn nên tăng cường nhiều rau quả giàu chất xơ, hạn chế dầu mỡ, tránh hút thuốc lá, tăng cường vận động.

2 vợ chồng cùng mắc ung thư ruột vì món ăn khoái khẩu này trong nhiều năm

“Bệnh từ miệng mà vào”, rất nhiều căn bệnh ung thư xuất hiện mà nguyên nhân của nó chính là do thói quen ăn uống gây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Ung thư đại trực tràng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN