Không chỉ lây COVID- 19, những căn bệnh nguy hiểm có thể cướp đi sự sống của trẻ từ nụ hôn
Sau gần 100 ngày, nước ta đã xuất hiện lại ca mắc COVID- 19 từ trong cộng đồng. Điều đáng nói có trường hợp cháu bé hơn 1 tuổi lây COVID- 19 từ nụ hôn. Thực tế, không chỉ lây COVID- 19, dưới đây những căn bệnh nguy hiểm có thể cướp đi sự sống của trẻ từ nụ hôn không thể ngờ.
Đã có nhiều cảnh báo về cái giá phải trả của nụ hôn với trẻ khi xuất hiện những trường hợp tử vong đáng tiếc. Thế nhưng, người Việt vẫn có thói quen thể hiện tình yêu thương trẻ bằng cách hôn má các bé, nhất là với những đứa trẻ dễ thương, xinh xắn.
Ở nước ta, gần 100 ngày qua dịch COVID – 19 đã được kiểm soát rất tốt. Mới đây, ca bệnh nam tiếp viên ở TP.HCM làm lây nhiễm COVID- 19 trong cộng đồng đã khiến làn sóng dịch quay trở lại. Điều đáng nói, trong số những ca mới mắc này có trường hợp cháu bé hơn 1 tuổi lây COVID- 19 từ nụ hôn.
Thực tế, không chỉ lây COVID- 19, nhiều căn bệnh có thể lây cướp đi sự sống của trẻ từ nụ hôn mà không biểu hiện ra ngoài, ngay người lớn có ý định thơm, hôn trẻ nhỏ cũng không biết.
Cụ thể:
* Bệnh Herpes
Herpes miệng do virus herpes simplex type 1 gây ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, HSV-1 là bệnh nhiễm trùng có khả năng lây nhiễm cao. Nếu bạn bị mụn nước hoặc mụn rộp xung quanh vùng miệng cần chú ý trước khi hôn ai đó vì có thể lây bệnh qua nụ hôn. Virus này gây nên mụn rộp ở miệng có thể truyền sang cho trẻ nhỏ nếu người mắc bệnh hôn, chạm vào cơ thể đứa trẻ. Điều đáng tiếc là đã có không ít trường hợp trẻ nhỏ mất mạng chỉ từ nụ hôn khi bị nhiễm phải virus Herpes simplex.
Theo các chuyên gia y tế, có 2 loại virus herpes là HSV1 và HSV2. HSV1 gây bệnh ở da, niêm mạc ở phần trên cơ thể; HSV2 gây bệnh ở da, niêm mạc bộ phận sinh dục và lây qua bộ phận sinh dục. Trường hợp virus xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể, 1/3 trường hợp sẽ tử vong dù được điều trị. Ở Anh có thống kê cho thấy virus Herpes ảnh hưởng 1,65 trẻ/100.000 trẻ sinh ra; ở Mỹ là 33/100.000 trẻ.
Khi nhiễm Herpes, biểu hiện thường thấy là quanh miệng xuất hiện những phỏng nước chứa dịch đơn lẻ hoặc mọc thành cụm. Các vết loét cũng có thể phát triển ở trong miệng, sau họng.
* Virus hợp bào hô hấp
Ảnh minh họa
BS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, người lớn khi đang bị cúm, sốt, hắt hơi thì không nên thơm má trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ có thể lây nhiễm nhiều loại virus, không chỉ virus hợp bào hô hấp.
Virus này dễ dàng lây lan trong không khí qua các giọt đường hô hấp của người bị nhiễm bệnh, xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng. Nếu ai đó bị RSV ho hoặc hắt hơi gần trẻ có thể bị nhiễm. Ngoài ra, virus RSV có thể sống hàng giờ trên các vật cứng như mặt bàn, đồ chơi nên có chạm vào vật nhiễm virus rồi đưa tay lên miệng, mũi, mắt cũng dẫn tới nguy cơ nhiễm virus.
Khi bị virus RSV dễ gây ra nhiều biến chứng nhiễm trùng phổi, đường hô hấp… Nếu không điều trị kịp thời dễ nguy hiểm tính mạng.
* Ung thư vòm họng
Theo BSCKII Trần Thị Hợp - nguyên giảng viên Bộ môn Ung thư của Đại học Y Hà Nội, ung thư vòm họng là loại hay gặp trong các loại ung thư đầu mặt cổ. Trong những năm gần đây, tỷ lệ các loại ung thư đầu mặt cổ nói chung, ung thư vòm họng nói riêng đang ngày càng gia tăng.
Ung thư vòm họng hiện vẫn chưa xác định rõ ràng được nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh có liên quan tới virus EBV. Trên bệnh nhân ung thư vòm họng, kết quả xét nghiệm cho thấy kháng thể virus EBV cao.
Bệnh có thể mắc từ yếu tố môi trường, thói quen ăn uống, sinh hoạt làm lây virus EBV. Chúng có thể lây thông qua dịch tiết, nước bọt khi hôn… Song không phải trường hợp có virus EBV đều có thể tiến triển thành ung thư. Do đó cần thăm khám, tầm soát để phát hiện sớm bệnh.
Nguồn: [Link nguồn]
Khi tiếp xúc với cậu bé 14 tháng tuổi, bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 1347 đã có những hành động thể hiện sự gần gũi,...