Khi thấy tay hoặc chân thường xuyên bị tê, hãy dè chừng những bệnh nguy hiểm sau

Tê ở tay hoặc chân thực sự rất khó chịu, nó gây áp lực tạm thời lên các dây thần kinh. Thông thường mọi thứ sẽ trở lại bình thường, tuy nhiên vấn đề này có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một số căn bệnh nguy hiểm.

Triệu chứng thường gặp ở tay hoặc chân

- Cảm giác ngứa hoặc như bị kim chích

- Tê liệt

- Vùng da nóng hoặc lạnh

- Đột nhiên không có cảm giác một số khu vực

Lý do đằng sau cảm giác ngứa

Khi thấy tay hoặc chân thường xuyên bị tê, hãy dè chừng những bệnh nguy hiểm sau - 1

1. Thiếu vitamin: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa ở tay hoặc chân. Sự thiếu hụt vitamin B, B1, B6, B12 hoặc vitamin E có thể gây ra vấn đề này. Ngoài ra, quá nhiều vitamin D và vitamin B6 có thể gây việc ngứa như vậy.

2. Nhiễm trùng: Nhiễm trùng như herpes, zona và HIV / AIDS khiến cho làn da bị nóng, lạnh hoặc ngứa theo thời gian.

3. Chấn thương: Dây thần kinh có thể bị nén trong một tai nạn như do tập thể dục sai cách. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm và xương bị trật có thể là nguyên nhân.

4. Rượu: Vẫn biết là rượu không tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều người vẫn uống rất nhiều. Một trong nhiều tác hại mà rượu có thể gây ra là tổn thương thần kinh.

5. Thuốc và chất độc: Các độc tố môi trường như chì, asen và thủy ngân có thể ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh. Ngoài ra, một số loại thuốc như hóa trị liệu và thuốc kháng sinh ảnh hưởng rất nhiều đến cơ quan vận động.

6. Động vật và côn trùng cắn.

Các nguyên nhân khác bao gồm đột quỵ, tiểu đường loại 2, tuyến giáp hoạt động kém, v.v.

Ai bị dị cảm?

Khi thấy tay hoặc chân thường xuyên bị tê, hãy dè chừng những bệnh nguy hiểm sau - 2

1. Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị dị cảm hơn.

2. Bệnh tuyến giáp: Điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tê tay chân này.

3. Béo phì: Các dây thần kinh sẽ bị nén do trọng lượng cơ thể tăng thêm.

Những lựa chọn điều trị

Khi thấy tay hoặc chân thường xuyên bị tê, hãy dè chừng những bệnh nguy hiểm sau - 3

- Nghỉ ngơi: Phương pháp điều trị nổi tiếng và hiệu quả nhất là nghỉ ngơi các mô hiện đang chịu áp lực.

- Vật lý trị liệu: Tăng cường vận động cơ bắp xung quanh dây thần kinh bị chèn ép bằng một số bài tập và vật lý trị liệu, nó có thể làm giảm tình trạng này.

- Thuốc: Có một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị dị cảm, nhưng nó lại có nguy cơ gây biến chứng, vì vậy trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chỉ dùng liều lượng khuyến cáo.

Phòng ngừa

- Tập thể dục hàng ngày để duy trì thể trạng cơ thể tốt.

- Tránh chấn thương trong quá trình luyện tập như nâng tạ.

- Tránh ngồi quá lâu và không cử động trong một thời gian dài.

Thói quen xấu có thể gây ung thư thận và dấu hiệu nhận biết

Năm 2018, Việt Nam có khoảng 2.400 ca mắc mới ung thư thận, trong đó có hơn 1.300 ca tử vong, chiếm trên 55%. Nam giới có nguy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHAN HẰNG ( Theo Brightside) ([Tên nguồn])
Kiến thức sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN