Khi nào trẻ uống sữa tươi, khi nào trẻ uống sữa bột?
Mặc dù đều được chế biến từ sữa bò nhưng tại sao trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ phải uống sữa bột mà không phải là sữa tươi? Trẻ độ tuổi nào thì được uống sữa tươi?
Câu trả lời đơn giản là vì trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa sữa tươi một cách hoàn toàn hay dễ dàng như khi trẻ tiêu hoá sữa bột.
Sữa tươi có chứa hàm lượng đạm và khoáng chất cao, có thể gây gánh nặng cho thận chưa trưởng thành của trẻ sơ sinh. Thêm vào đó, sữa tươi thiếu lượng sắt thích hợp, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho trẻ; thậm chí có thể gây thiếu máu do thiếu sắt ở một số trẻ, vì đạm trong sữa tươi có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, dẫn đến mất máu trong phân. Sữa tươi cũng không chứa các loại chất béo lành mạnh nhất cho trẻ đang phát triển. Chính vì những lý do này, trẻ em trong mười hai tháng đầu đời (dưới 12 tháng tuổi) không nên dùng sữa tươi thông thường. Để trẻ dùng được, sữa bò phải chế biến lại cho phù hợp theo các tiêu chuẩn qui định, vì vậy có tên gọi là sữa công thức (sữa bột như ta thường thấy)..
Sữa tươi có chứa hàm lượng đạm và khoáng chất cao, có thể gây gánh nặng cho thận chưa trưởng thành của trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa
Khi trẻ hơn 12 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ uống sữa tươi hoặc sữa giảm chất béo (2%), miễn là trẻ được cung cấp một chế độ ăn đặc cân bằng (ngũ cốc, rau, trái cây và thịt). Nhưng hãy giới hạn lượng sữa của trẻ ở mức 1 lít trong ngày. Vì nếu nhiều hơn lượng sữa này có thể gây dư năng lượng và làm giảm cảm giác thèm ăn các loại thức ăn khác cần thiết cho trẻ. Nếu trẻ vẫn chưa ăn được nhiều loại thức ăn rắn, hãy tư vấn với bác sĩ nhi khoa về chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.
Cần lưu ý là không cho trẻ uống sữa 1% (ít béo) hoặc không béo (tách béo) trước 24 tháng tuổi. Vì ở độ tuổi này, trẻ vẫn cần hàm lượng chất béo cao hơn. Nếu con bạn thừa cân hoặc có nguy cơ bị thừa cân, hoặc nếu tiền sử gia đình bị béo phì, cao huyết áp hoặc bệnh tim, bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị dùng sữa 2% (đã giảm chất béo) để thay thế.
Lưu ý: Sữa nguyên chất có hàm lượng chất béo chiếm 3,25% tổng trọng lượng sữa. Sữa 2% có hàm lượng chất béo chiếm 2% tổng trọng lượng sữa; sữa 1% có hàm lượng chất béo chiếm 1% tổng trọng lượng sữa; sữa tách béo có hàm lượng chất béo chiếm 0% tổng trọng lượng sữa.
Sau 24 tháng tuổi, bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, bao gồm cả việc lựa chọn các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo. Cần nhớ, sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cần cho trẻ bú mẹ đến ít nhất 24 tháng.
Chế độ ăn uống sai lầm rất dễ khiến trẻ bị suy giảm trí nhớ, mất khả năng tư duy, gây tác động lớn đến việc...
Nguồn: [Link nguồn]