Khi nào sữa trở nên độc hại với trẻ?

Sữa rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, hấp thụ. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng thì sữa sẽ trở nên độc hại với trẻ.

Theo BS dinh dưỡng Ngọc Lan, sữa là thực phẩm lý tưởng cho việc phòng chống và điều trị cholesterol cao, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu thiếu sắt, bệnh suyễn và các bệnh khác, cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, có khá nhiều quan niệm sai lầm của các bậc cha mẹ trong cách sử dụng sữa cho trẻ.

Khi nào sữa trở nên độc hại với trẻ? - 1

Ảnh minh họa

1. Phải đun sôi sữa tươi

Sữa tươi mới lấy chứa nhiều chất độc hại như saponin, chất ức chế trypsin và nhiều chất không tốt khác, nếu không được nấu chín trước khi uống dễ gây ra các phản ứng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khác của ngộ độc…. Do đó nếu không mua sữa đóng hộp mà lấy sữa tươi ngay từ nguồn trang trại, cần lưu ý đun sữa để thanh trùng và khử độc trước khi uống.

Trẻ sơ sinh không nên dùng sữa tươi vì trẻ không những không hấp thụ được chất dinh dưỡng mà còn gây ra bệnh sỏi thận. Ngoài ra, lactozo có trong sữa tươi thúc đẩy sản sinh trực khuẩn của đại tràng, đồng thời thành phần khoáng chất làm gia tăng hoạt động của thận gấp hai lần gây ra hiện tượng trẻ mất nước, táo bón, nóng trong…

2. Pha sữa bột bằng nước sôi

Pha sữa bột cần phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu pha với nước bị đun quá nóng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng có trong sữa như protein, vitamin... do bị phân giải dưới nhiệt độ cao nhưng nếu pha sữa bột với nước lạnh thì sữa lại không đủ độ “chín”, không hoà tan được hết các chất dinh dưỡng có trong sữa.

Nhiệt độ lý tưởng nhất để pha sữa cho trẻ là khoảng 40-50 độ C, một số loại sữa cho trẻ 0-9 tháng của Nhật thậm chí yêu cầu pha sữa với mức nhiệt 70 độ C, sau đó mới đổ thêm nước lạnh để trung hoà.

3. Bảo quản sữa trong phích

Sữa đựng trong bình, phích một thời gian dài, nếu ở điều kiện nhiệt độ thích hợp sẽ khiến vi khuẩn trong chai sẽ nhân lên gấp hàng chục lần, gây huy hiểm cho trẻ khi uống.

4. Uống thuốc cùng sữa

Một số loại thuốc như erythromycin và một số loại kháng sinh khi kết hợp với sữa sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng của sữa, thậm chí gây ra tác dụng phụ và nguy cơ đối với sức khỏe. Vì vậy, trừ những loại thuốc ghi rõ trên tờ hướng dẫn sử dụng là có thể uống kèm với sữa (như thuốc hạ sốt) thì chỉ nên cho trẻ uống thuốc cùng nước đun sôi để nguội.

5. Cho trẻ uống sữa khi đói

Nhiều phụ huynh thường xoa dịu cơn đói của trẻ bằng sữa mà không biết rằng việc này là bất lợi với sức khỏe của trẻ. Khi bé quá đói, việc đưa một lượng sữa lớn vào dạ dày sẽ làm dạ dày co bóp mạnh. Dịch vị tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài, trẻ dễ cảm thấy mệt mỏi.

Uống quá nhiều sữa sẽ gây tiêu chảy, đầy bụng và cơ thể không có khả năng hấp thụ dưỡng chất trong sữa. Theo khuyến cáo thì người lớn chỉ nên dùng 200 ml cho một lần uống. Đối với trẻ em, có thể sử dụng lượng ít hơn.

6. Pha sữa bột kèm sữa đặc có đường

Đây là việc làm rất nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Sữa đặc có đường pha cùng sữa bột dễ gây nên tình trạng xơ cứng động mạch, sâu răng… cho trẻ.

Không nên pha sữa quá đặc vì trẻ dễ bị tiêu chảy, táo bón, chán ăn... có thể dẫn đến viêm, nhiệt, chảy máu ruột cấp tính

7. Không cho bé bú lại sữa thừa

Các bác sĩ khuyên không nên dùng sữa bình thừa cho bé bú lại. Nếu sau 1 tiếng đồng hồ mà con không ăn hết, hãy mạnh dạn đổ phần sữa đó đi và đừng nghĩ như thế là lãng phí vì nó an toàn cho trẻ. Cho dù là sữa công thức hay sữa mẹ được vắt ra cho vào bình thì chỉ cần để quá 1 tiếng cũng có thể bị hỏng do vi khuẩn xâm nhập từ không khí hoặc ngay trong nước bọt của bé.

8. Không nên kết hợp sữa và sôcôla

Khi pha sữa cùng sôcôla sẽ khiến thành phần canxi trong sữa phản ứng với các axít oxalic có trong sôcôla, sản sinh ra canxi oxalate là chất có hại cho cơ thể, dễ dẫn đến thiếu canxi, tiêu chảy, trẻ nhỏ chậm phát triển, tóc khô, giòn xương…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Nhiên (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN