Khi nào không nên ăn tỏi?

Sự kiện: Sống khỏe

Tỏi chứa hoạt chất allicin, được cho là có nhiều lợi ích với sức khỏe. Nó giúp giảm huyết áp cao. Tỏi có thể ngăn ngừa sự tạo thành angioteinsin II, một loại hormon giúp thư giãn mạch máu.

Tỏi cũng có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol cao.

Bên cạnh đó, tỏi là bài thuốc tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng tỏi thường xuyên có thể làm giảm khoảng 63% nguy cơ bị cúm hoặc cảm lạnh.

Những lợi ích sức khỏe kết hợp khiến tỏi trở thành loại thực phẩm tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể dùng tỏi. Dưới đây là những trường hợp bạn không nên ăn tỏi:

1. Đang dùng thuốc chống đông máu

Tỏi có thuộc tính chống đông máu tự nhiên và được coi là tốt nhất trong điều trị các rối loạn tuần hoàn. Nhưng nếu bạn đang sử dụng các thuốc chống đông máu, các bác sĩ khuyên bạn không nên sử dụng tỏi, nó có thể dẫn tới chảy máu nhiều.

2. Thuốc kê đơn

Nếu bạn bị bất cứ tình trạng nào đòi hỏi phải sử dụng các thuốc kê đơn, không nên sử dụng tỏi mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

3. Nếu bạn đang bị các rối loạn về gan

Tỏi có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc nhất định lên gan. Phần lớn tất cả các thuốc, đặc biệt là thuốc tránh thai có thể có tác dụng phụ lên cơ thể nếu kết hợp với sử dụng tỏi.

Khi nào không nên ăn tỏi? - 1

4. Dạ dày nhạy cảm

Nếu bạn có đường tiêu hóa dễ bị kích thích, tốt nhất là không nên dùng tỏi vì tỏi có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn.

5. Phụ nữ mang thai

Sử dụng lượng tỏi vừa phải là tốt, nhưng phụ nữ không được khuyến nghị sử dụng nó như một bài thuốc chữa bệnh trong khi mang thai.

6. Huyết áp thấp

Nếu huyết áp của bạn ở mức bình thường hoặc thấp, bạn không được khuyến nghị dùng tỏi vì nó có thể gây ra các biến chứng sức khỏe. Tỏi cũng có thể làm giảm huyết áp.

Khỏe 24/7: Loại củ này là ”thần dược” trị đau dạ dày

Loại củ này được dân gian sử dụng trị bệnh dạ dày, tá tràng cực kỳ hiệu quả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS Thu Vân (Sức Khỏe & Đời Sống)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN