Khắc phục chứng nghẹt mũi khi chuyển mùa

Sự kiện: Sống khỏe

Mọi người đều cảm thấy khó chịu khi phải nằm nghiêng để hạn chế nghẹt mũi hoặc không thở được bằng mũi, phải thở bằng miệng.

Thực tế, đây là một trong những phàn nàn nhiều nhất và phổ biến nhất của người bệnh đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng, đặc biệt là trong những lúc thời tiết chuyển mùa.

Nguyên nhân và các biện pháp hóa giải chứng nghẹt mũi khi nằm

Nguyên nhân có thể chỉ là trọng lực. Trong ngày, niêm mạc mũi sản xuất ra chất nhầy và thường xuyên chảy xuống phía sau cổ họng và bị nuốt xuống. Khi nằm xuống, chất nhầy khó khăn hơn để đi xuống mặt sau cổ họng. Mặt khác, chúng ta cũng có xu hướng nuốt ít thường xuyên hơn trong khi ngủ, vì vậy, chất nhầy có thể dễ dàng tích tụ trong cổ họng và phía sau mũi, cuối cùng dẫn đến nghẹt mũi. Ngoài ra, dòng máu chảy vào mũi khi nằm xuống bị giảm đi do trọng lực, góp phần làm tắc nghẽn mũi.

Để tránh bị nghẹt mũi vì lực hấp dẫn, hãy thử ngủ với đầu nâng lên, duy trì vị trí mà đầu của bạn cao hơn mức của tim. Điều này sẽ giúp giảm bớt sự nghẹt mũi gây ra do trọng lực.

Khắc phục chứng nghẹt mũi khi chuyển mùa - 1

Polyp phát triển như chùm nho cản trở không khí đi qua mũi gây nghẹt mũi.

Do không khí khô: Không khí khô có xu hướng làm nặng thêm đau nhức ở mũi, dẫn đến niêm mạc mũi tăng tiết ra chất nhầy để giữ độ ẩm cho mũi. Như đã giải thích ở trên, chất nhầy dư thừa có thể gây tắc nghẽn mũi khi nằm.

Khắc phục: Sử dụng máy làm ẩm không khí có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề về mũi liên quan đến không khí khô. Luôn chú ý thay đổi các bộ lọc và nước của máy làm ẩm không khí để đạt hiệu quả làm ẩm mong muốn.

Bệnh cảm lạnh, cúm, viêm phế quản cấp và viêm phổi là những nguyên nhân gây ngạt mũi. Khi nằm xuống, chất nhầy có khuynh hướng tăng lên nhiều hơn so với khi bạn đang di chuyển.

Biện pháp: Điều trị cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm phế quản cấp hoặc viêm phổi, có thể cần phải khám sức khỏe. Thuốc xịt mũi làm thông mũi sẽ giúp bạn giảm bớt nghẹt mũi trong khi chờ đợi.

Dị ứng: là một nguyên nhân phổ biến khác gây nghẹt mũi khi nằm. Các chất gây dị ứng thông thường là phấn hoa, bụi, khói, lông vật nuôi trong nhà… Thuốc kháng histamin có thể giúp bạn làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng chúng trong một khoảng thời gian kéo dài. Thay vào đó, hãy khám sức khỏe và xác định nguyên nhân thực sự của dị ứng. Bằng cách xác định chất gây dị ứng, bạn có thể tránh nó càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, cố gắng thay đổi gối và ga giường bạn đang sử dụng hàng tuần.

Lệch vách ngăn mũi: Thông thường, vách ngăn mũi nằm ở giữa mũi. Tuy nhiên, do nhiều lý do, đôi khi vách ngăn không nằm ở giữa mũi. Điều này được gọi là vách ngăn mũi bị lệch. Trong trường hợp này, mũi sẽ không hoạt động như bình thường. Chất nhầy có xu hướng tạo thành ở phía mũi bị hẹp hơn dẫn đến tắc nghẽn mũi, đặc biệt khi nằm xuống.

Khắc phục chứng nghẹt mũi khi chuyển mùa - 2

Lệch vách ngăn mũi cũng là nguyên nhân gây nghẹt mũi.

Điều trị phẫu thuật là cần thiết trong trường hợp nghiêm trọng của một vách ngăn lệch. Điều trị để sửa lại vị trí của vách ngăn. Tuy nhiên, trong trường hợp ít nghiêm trọng, nâng đầu khi nằm hoặc nằm nghiêng một bên sẽ giúp bạn ngăn ngừa tích tụ nhầy.

Polyp mũi có thể là nguyên nhân gây nghẹt mũi khi nằm. Polyp mũi là những tế bào tăng sinh lành tính bên trong mũi có khuynh hướng ngăn chặn luồng không khí đi qua mũi, dẫn đến tích tụ chất nhầy. Chúng mọc thành từng cụm, giống như nho.

Corticosteroid, thuốc chống nấm hoặc kháng histamin được khuyến cáo dùng để điều trị polyp mũi. Tuy nhiên, trong những trường hợp khi những polyp mũi này không thể co lại được, cần phải phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi.

Viêm mũi vận mạch là một chứng viêm của niêm mạc mũi do sự kiểm soát thần kinh bất thường đối với các mạch máu mũi. Trong một phản ứng dị ứng, niêm mạc mũi phù nề, gây nghẹt mũi. Căng thẳng, nước hoa hoặc khói thuốc lá có thể gây ra viêm mũi vận mạch.

Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn điều trị bệnh viêm mũi vận mạch. Thuốc thông mũi hoặc thuốc xịt mũi cũng như histamin có thể giúp ích. Tuy nhiên, trong trường hợp các triệu chứng của viêm mũi vận mạch là nghiêm trọng, cần trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Viêm xoang có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Viêm xoang có đặc điểm là tăng tiết chất nhầy gây ra nghẹt mũi. Các triệu chứng của viêm xoang có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm do vị trí và tư thế ngủ.Các biện pháp điều trị đơn giản tại nhà bao gồm thuốc giảm đau, thuốc thông mũi hoặc ngủ với đầu ngẩng lên. Nếu viêm xoang nặng, thuốc kháng sinh có thể được yêu cầu vì viêm xoang có thể là kết quả của nhiễm khuẩn do vi khuẩn.

Mang thai: Khi bé phát triển bên trong tử cung, bụng của phụ nữ mang thai căng lên gây áp lực lên cơ hoành, ảnh hưởng đến hô hấp. Một phụ nữ có thai thường bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, cả hai yếu tố vừa nêu đóng góp lớn vào tăng tiết chất nhầy và sự tích tụ chất nhầy ở mũi.

Không có phương pháp chữa trị cho nghẹt mũi do mang thai trước khi sinh, có thể thay đổi tư thế ngủ và giữ ẩm không khí phòng ngủ để làm giảm nghẹt mũi khi nằm.

Khi nào cần phải đến khám bác sĩ?

Nhìn chung, nghẹt mũi thường không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, đôi khi có thể tự xử trí đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần phải đến khám bác sĩ trong trường hợp nghẹt mũi đi kèm các triệu chứng dưới đây:

Mũi của bạn bị nghẹt trong hơn 3 tuần.

Bạn đang bị sốt cao cũng như chảy nước mũi.

Bạn nhận thấy các đốm trắng hoặc vàng trên amidan của bạn.

Bạn bắt đầu cảm thấy ho kéo dài hơn 10 ngày, kèm theo chất nhầy màu xám hoặc chất nhầy màu vàng cùng với tình trạng nghẹt mũi.

Bạn nhận thấy sưng phù mặt, đặc biệt là vùng trán, má, mũi hoặc mắt.

Bạn nhận thấy một mùi lạ của chất xỉ mũi hoặc thay đổi màu sắc của chất xỉ mũi.

Những món ăn tuyệt đối tránh xa trong thời tiết chuyển lạnh

Mùa lạnh có những thực phẩm cấm kỵ, nếu càng ăn càng dễ cơ thể nhiễm lạnh và suy giảm sức đề kháng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS. Nguyễn Hải Lê (Sức Khỏe & Đời Sống)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN