Ít rửa tay sẽ có sức khỏe tốt hơn?

Sau nhiều năm tháng khuyên mọi người nên rửa tay thật nhiều để giữ vệ sinh, giới khoa học hiện tại lại đang tranh cãi về việc nên rửa tay ít hay nhiều thì có lợi cho sức khỏe hơn.

Nhiều chuyên gia về dị ứng cho rằng giảm rửa tay sẽ có lợi cho sức khỏe tương lai, cho phép vi khuẩn có lợi "trở về" với con người. Nhưng những chuyên gia khác, đặc biệt trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, cho rằng đây là lời khuyên rất nguy hiểm trong tình hình ngộ độc thực phẩm và lây lan virus đang tăng cao.

Dù chúng ta vẫn thường được khuyên rửa tay, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng con người "cần" có bụi bẩn để tăng cường khả năng miễn dịch.

Các chứng dị ứng đã tăng cao từ năm 1970 ở các nước phát triển, nguyên nhân đến từ các nhân tố trước đây vốn vô hại như mọt bụi trong nhà, thức ăn… Từ khi có trường hợp dị ứng thực phẩm đầu tiên từ năm 1969, các trường học ở Mỹ đã không còn dùng các loại hạt cho học sinh. Và mọi người được khuyên nên cắt giảm, tránh các nhân tố dị ứng bằng cách hút, quét, tẩy, tránh xa thú cưng, hạn chế ăn uống… Nhưng vẫn không thể ngăn được tỉ lệ dị ứng tăng thêm.

25 năm trước, một nghiên cứu đã đặt giả thuyết gọi là "giả thuyết vệ sinh" để giải thích tình trạng này. Nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ em ở những gia đình nghèo, đông đúc sống ở nông thôn, bao quanh bởi bùn đất và súc vật lại có tỉ lệ dị ứng thấp hơn.

Ít rửa tay sẽ có sức khỏe tốt hơn? - 1

Phát hiện này cũng đồng thời lặp lại ở nhiều nơi trên thế giới, trong những môi trường khác nhau. Điều đáng chú ý là trẻ em ở gia đình ít người, giàu có ở đô thị luôn có tỉ lệ dị ứng cao hơn hẳn.

Lời giải thích ban đầu là trẻ em tiếp xúc sớm với mầm bệnh sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn, do đó sẽ ít dị ứng với những nhân tố như phấn hoa hay đậu phộng. Tuy nhiên, giả thuyết này không được chứng minh mặc dù khoa học hiện đại thấy rằng trẻ em ngày nay không tiếp xúc với bụi bẩn nhiều như các thế hệ trước. Họ cho rằng chức năng của hệ miễn dịch hoàn toàn phụ thuộc vào lượng vi sinh khuẩn trong ruột.

Các vi khuẩn này rất quan trọng để tiêu hóa thức ăn, sản xuất vitamin, hóa chất để giúp hệ miễn dịch hoạt động. Khi hệ thống vi sinh khuẩn bị tác động, con người sẽ mất đi sự đa dạng loài và khiến chúng ta dễ có các phản ứng không tốt với các loại protein không có hại. Do đó, chứng dị ứng và các căn bệnh tự miễn khởi đầu.

Đây là tình trạng xảy ra trong vòng 30-40 năm nay ở các nước phát triển. Nguyên nhân là dự kết hợp của việc lạm dụng thuốc kháng sinh, chế độ ăn vô trùng, giảm ăn chất xơ, giảm dùng sữa mẹ và tỉ lệ sinh mổ cao. Từ đó, con người mất đi 40% loài vi sinh khuẩn trong ruột và miệng so với người tiền trung cổ và tiền sử.

Ít rửa tay sẽ làm tăng lan truyền vi khuẩn giữa mọi người, tuy nhiên nó lại có thể tăng cường số vi khuẩn đường ruột, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc này rất nguy hiểm với người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi, đặc biệt ở những môi trường như bệnh viện, nhà vệ sinh. Ngoài ra, những người làm việc trong ngành thực phẩm cũng cần rửa tay để tránh các loại bệnh dịch.

Nguyên nhân gây ngộ độc hiện đại cũng đang thay đổi. Nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy vi khuẩn Campylobacter hiện diện trên 73% số thịt gà trong siêu thị, một số có khả năng kháng thuốc và gây khoảng 100 ca tử vong trong số 300.000 ca ngộ độc ở Anh mỗi năm. Thịt heo cũng có vấn đề tương tự. Rau quả ít có vấn đề hơn, thậm chí vi khuẩn từ đất cũng có thể có lợi, ngoại trừ rau mầm trồng trong môi trường không bảo đảm.

Do đó, bạn không cần rửa tay sau khi đi ra ngoài, cắt rau củ, làm vườn, đi dạo… Nhưng sau khi đi vệ sinh, chơi với thú cưng, tiếp xúc với thịt cá… bạn cần rửa tay thật sạch.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lan Thảo (Pháp luật TP.HCM/Daily Mail)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN