Hy hữu: Cô gái 19 tuổi nhập viện vì nhổ một sợi lông chân

Sự kiện: Sống khỏe

Sau một ngày nhổ sợi lông mọc ngược, ngón chân của cô gái sưng to và có mủ trắng, bàn chân từ cổ chân đến mắt cá cũng đỏ tấy.

Ngày 21/7, Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương (Hà Nội) cho biết các bác sĩ vừa tiếp nhận một ca bệnh hy hữu. Đó là nữ bệnh nhân N.P.T (19 tuổi, trú tại Hà Nội) vào khám trong tình trạng chân trái bệnh nhân bị tấy đỏ, đầu ngón chân cái mưng mủ, sốt cao trên 39 độ C.

Theo lời bệnh nhân, cô thấy trên ngón chân cái có sợi lông mọc ngược nên “ngứa mắt” nhổ đi. Vài tiếng sau, T. thấy ngón chân cái sưng nề. Một ngày sau, vùng này tiếp tục sưng to và có mủ trắng, bàn chân từ cổ chân đến mắt cá cũng đỏ tấy. T. thấy cơ thể sốt lúc nóng hừng hực, lúc rét đắp chăn bông vẫn run nên cô đã vội vàng vào viện.

Hình ảnh ngón chân trái của bệnh nhân sưng tấy, mưng mủ

Hình ảnh ngón chân trái của bệnh nhân sưng tấy, mưng mủ

Theo BS Lê Văn Thiệu, việc nhổ bỏ sợi lông vì "ngứa mắt" đã tạo đường xâm nhập cho vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu vàng. Việc nhổ bỏ sợi lông được BS Thiệu so sánh giống như việc gây tổn thương lớp bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Qua đó, vi khuẩn tụ cầu sẽ xâm nhập và gây viêm mô bào toàn bộ bàn chân trái của bệnh nhân.

"Đây là một dạng của nhiễm trùng cơ hội. Dạng này hay gặp ở những người bị chấn thương, lở loét bởi nó tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh", BS Thiệu thông tin.

Theo BS Thiệu, nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Tuy nhiên, có một số nhóm người và đối tượng như trẻ em, người già có nguy cơ cao hơn do các yếu tố đặc biệt.

Làm gì để ngăn ngừa nhiễm khuẩn cầu vàng

Nhằm hạn chế việc bị nhiễm khuẩn, BS Thiệu khuyến cáo người dân cần tuân thủ các biện pháp sau:

- Vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch ít nhất trong 20 giây. Sử dụng chất khử trùng tay chứa ít nhất 60% cồn nếu không có xà phòng và nước.

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa vệ sinh tay.

- Đảm bảo sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với động vật và môi trường hoang dã.

- Tiêm phòng đầy đủ, chủng ngừa theo lịch và kiểm tra sức khỏe đều đặn. Vệ sinh đồ dùng cá nhân và môi trường sạch sẽ.

Nguồn: [Link nguồn]

Hy hữu: Người đàn ông 37 tuổi bị bệnh mèo cào

Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN