Huyền thoại Hollywood trong "Người sắt" mắc bệnh ung thư quái ác, coi chừng dấu hiệu này
Nam diễn viên Jeff Bridges trong phim “Người sắt” được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch, một loại ung thư của hệ thống bạch huyết vào ngày 19 tháng 10 năm 2020.
Jeff Bridges sinh ngày 4 tháng 12 năm 1949. Ông vừa là ca sĩ, diễn viên, vừa là nhà sản xuất người Mỹ. Nhắc đến Jeff Bridges, người ta nhớ tới những vai diễn của ông trong các bộ phim: Iron man (Người sắt - 2008), Crazy heart (2009), King Kong (1976), Starman (1984),… và hàng loạt những bộ phim nổi tiếng khác.
Năm 2020, trong 1 đợt kiểm tra sức khỏe, Jeff Bridges phát hiện mình mắc bệnh ung thư hạch. Ông nói rằng đây là một căn bệnh nghiêm trọng. Mặc dù vậy, tình trạng sức khỏe của ông được các bác sĩ tiên lượng tốt và có khả năng hồi phục cao.
Jeff Bridges bày tỏ tình yêu của mình tới gia đình, bạn bè và đội ngũ bác sĩ của mình, những người đã động viên nam diễn viên trong những thời điểm khó khăn nhất.
Sau hơn nửa năm điều trị, Jeff Bridges cho biết, khối u của ông đang được “thu nhỏ đáng kể”. Trong 1 bài đăng chính thức, huyền thoại Hollywood vui mừng thông báo về tình trạng sức khỏe của mình, điều này khiến người hâm mộ của ông trên toàn thế giới cảm thấy an tâm.
Ung thư hạch là ung thư bắt đầu từ các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, được gọi là tế bào lympho. Những tế bào này nằm trong các hạch bạch huyết, lá lách, tuyến ức, tủy xương và các bộ phận khác của cơ thể. Khi bạn bị ung thư hạch, các tế bào lympho thay đổi và phát triển ngoài tầm kiểm soát.
Có hai loại ung thư hạch chính:
- Không Hodgkin: Hầu hết những người bị ung thư hạch đều mắc loại này
- Hodgkin
Ung thư hạch có triển vọng điều trị được hay không tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn phát triển của nó. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị thích hợp khi thăm khám và kiểm tra bệnh.
Ung thư hạch khác với bệnh bạch cầu. Mỗi loại ung thư này bắt nguồn từ 1 loại tế bào khác nhau.
- Ung thư hạch bắt đầu từ các tế bào lympho chống nhiễm trùng.
- Bệnh bạch cầu bắt đầu trong các tế bào tạo máu bên trong tủy xương.
Ung thư hạch cũng không giống như phù bạch huyết. Phù bạch huyết là một tập hợp chất lỏng hình thành trong các mô cơ thể khi hệ thống bạch huyết bị tổn thương hoặc tắc nghẽn.
Các triệu chứng của ung thư hạch
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư hạch có thể bao gồm:
- Sưng hạch bạch huyết không đau ở cổ, nách hoặc bẹn
- Mệt mỏi dai dẳng
- Sốt
- Đổ mồ hôi ban đêm
- Hụt hơi
- Giảm cân không giải thích được
- Ngứa da
Nguyên nhân của ung thư hạch
Các nhà nghiên cứu chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này. Nhưng nó bắt đầu khi một tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật (tế bào lympho) phát triển một đột biến di truyền. Đột biến làm tế bào nhân lên nhanh chóng, làm cho nhiều tế bào lympho bị bệnh tiếp tục nhân lên.
Đột biến cũng cho phép các tế bào tiếp tục sống trong khi các tế bào bình thường khác sẽ chết theo thời gian. Điều này gây ra quá nhiều tế bào lympho bị bệnh và hoạt động kém hiệu quả trong các hạch bạch huyết của bạn và làm cho các hạch bạch huyết, lá lách và gan sưng lên.
Các yếu tố rủi ro gây bệnh
Bạn có thể gặp nhiều rủi ro mắc bệnh hơn nếu bạn:
- Ở độ tuổi 60 trở lên đối với bệnh ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin
- Từ 15 đến 40 hoặc trên 55 tuổi đối với ung thư hạch Hodgkin
- Giới tính nam
- Có hệ thống miễn dịch kém do HIV/AIDS, cấy ghép nội tạng hoặc do bẩm sinh
- Mắc bệnh hệ thống miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjögren, lupus hoặc bệnh celiac
- Đã bị nhiễm vi rút như Epstein-Barr, viêm gan C, hoặc ung thư bạch cầu tế bào T ở người, ung thư hạch (HTLV-1)
- Có người thân bị ung thư hạch
- Tiếp xúc với benzen hoặc hóa chất diệt bọ và cỏ dại
- Đã từng được điều trị ung thư hạch Hodgkin hoặc không Hodgkin trong quá khứ
- Đã được điều trị ung thư bằng bức xạ
Loại ung thư này được điều trị như thế nào?
Nếu bạn có các triệu chứng của ung thư hạch, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, kiểm tra các hạch bạch huyết bị sưng. Họ có thể cũng sẽ thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu, và có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, MRI hoặc quét PET. Sinh thiết hạch bạch huyết hoặc xét nghiệm tủy xương giúp bạn có hình ảnh rõ ràng hơn về những gì đang diễn ra trong mô và tế bào.
Khi giai đoạn của ung thư hạch được xác định, bác sĩ sẽ quyết định liệu trình điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu ung thư là một dạng u lympho không Hodgkin tích cực, các lựa chọn có thể bao gồm hóa trị, liệu pháp miễn dịch, xạ trị và cấy ghép tủy xương. Nhưng nếu ung thư hạch là loại phát triển chậm, nó có thể được theo dõi bởi nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn mà không cần điều trị ngay lập tức.
Ung thư hạch là bệnh phát từ những khối u ác tính, không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người thường vô tình bỏ qua...
Nguồn: [Link nguồn]