Hút thuốc lá có liên quan đến ung thư khoang miệng, cách phòng ngừa căn bệnh này

Sự kiện: Ung thư

Ung thư khoang miệng là bệnh thường gặp trong các loại ung thư vùng đầu cổ. Khối u có thể xuất hiên ở lưỡi, nướu răng, niêm mạc miệng, vòm khẩu cái…

Dấu hiệu của ung thư khoang miệng. Ảnh minh họa

Dấu hiệu của ung thư khoang miệng. Ảnh minh họa

Dấu hiệu của bệnh

Theo thống kê của tổ chức GLOCOBAN, bệnh ung thư hàng năm cướp đi sinh mạng khoảng 8,2 triệu người trên thế giới và 14,1 triệu ca mới. Khoảng 65% bệnh nhân sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Với hơn 300.000 bệnh nhân đang chiến đấu với ung thư mỗi năm, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người bệnh cao.    

Ung thư khoang miệng cũng là bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam. Bệnh ung thư này do một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng...

Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá... Đặc biệt, các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư miệng thường dễ bị nhầm lẫn với những dấu hiệu thông thường trong cuộc sống. Ung thư biểu mô khoang miệng chiếm 30-40% các ung thư đầu cổ.

Năm 2002, theo thống kê trên thế giới có trên 270.000 trường hợp mắc ung thư khoang miệng và có khoảng 145.000 trường hợp tử vong do căn bệnh này và 2/3 số trường hợp mắc bệnh ở các nước đang phát triển. Bệnh thường gặp ở đàn ông trên 40 tuổi, và những người có thói quen do ăn trầu thuốc.

Dấu hiệu, triệu chứng của căn bệnh ung thư miệng:

Đau hoặc loét không liền hoặc chảy máu. 

Răng lung lay không tìm ra nguyên nhân.

Xuất hiện mảng trắng hoặc đen, đỏ trong khoang miệng.

Cảm thấy khó nhai, khó nuốt.

Miệng có tổn thương dạng xơ cứng, dạng chồi bông cải.

Khó cử động lưỡi hoặc hàm.

Sụt cân không mong muốn.

Tuy nhiên, đây không phải là những dấu hiệu chắc chắn của ung thư miệng, mà còn có thể do các bệnh khác, chẳng hạn như dị ứng hoặc viêm nhiễm.

Từ bỏ thuốc lá

Theo các bác sĩ Bệnh viện K trung ương phòng ung thư khoảng miệng đầu tiên là nói không với hút thuốc lá: Thuốc lá là tác nhân của hầu hết trường hợp ung thư miệng. Từ bỏ thuốc lá là bạn đã loại bỏ được nguyên nhân rất lớn gây ra căn bệnh này.

Giữ vệ sinh răng miệng: Tình trạng răng miệng kém vệ sinh có thể dẫn đến giảm khả năng miễn dịch của cơ thể trong việc chống lại các tế bào ung thư. Bởi vậy việc giữ gìn vệ sinh răng miệng là rất quan trọng để phòng tránh bệnh ung thư miệng. Hãy bảo đảm rằng bạn luôn đánh răng và dùng chỉ nha khoa để xỉa răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn. Nếu không muốn mắc ung thư biểu mô khoang miệng (ung thư khoang miệng), bạn nên đánh răng sáng và tối đúng cách, thay bàn chải răng ba tháng một lần để ngừa ung thư khoang miệng nhé. Bạn cần thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng ít nhất hai lần mỗi năm.

Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời: Việc tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư môi. Do đó, bạn hãy luôn đeo khẩu trang hoặc thoa kem dưỡng môi chống nắng để bảo vệ đôi môi bất cứ khi nào phải ra ngoài vào lúc trời nắng gắt. Ung thư môi sẽ dẫn đến ung thư biểu mô khoang miệng. Luôn dùng kem chống nắng, vật bảo vệ môi và vùng da mặt bất cứ lúc nào ra ngoài trời nắng gắt. - Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần/năm.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với hoạt động thể dục thể thao giúp cho cơ thể tăng sức miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh tật. Để tăng cường sức khỏe và ngừa nguy cơ ung thư biểu mô khoang miệng, bạn cần nhiều loại trái cây và rau quả trong chế độ ăn hàng ngày. Các vitamin và chất chống oxy hóa chứa trong các loại thực phẩm này được chứng minh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư khoang miệng. 

Bệnh viện K khuyến cáo người dân tham gia khám tầm soát phát hiện sớm một số bệnh ung thư phổ biến trong đó có những gói khám dành cho người bệnh tầm soát ung thư khoang miệng.

Khói thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Cụ thể:

Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây bệnh ung thư, rụng tóc và đục nhân mắt.

Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Không chỉ người hút thuốc bị nguy hiểm mà người hút thuốc lá thụ động cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không kém. Hút thuốc thụ động là hít phải (còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc, gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi...

Ngày càng nhiều quý ông vô sinh vì ”nghiện” thứ vô cùng phổ biến này

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra việc dùng điện thoại di động có WiFi làm giảm sức khỏe sinh sản ở nam giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Chi ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN