Hotgirl quyết nắn chân vòng kiềng vì mặc cảm
Được sở hữu một đôi chân dài thẳng vẫn luôn là niềm mơ ước của cánh chị em phụ nữ nhưng không phải ai cũng có may mắn để có được đôi chân thẳng. Hiện nay, bác sĩ có thể phẫu thuật nắn chỉnh chân vòng kiềng để thẳng hơn.
Ảnh minh hoạ
Quyết tâm thay đổi chân vòng kiềng
PGS PGS.TS. Lê Văn Đoàn - Viện trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết hiện nay có nhiều chị em phụ nữ tìm đến bệnh viện xin được tư vấn nắn chỉnh chân vòng kiềng, chân chữ X, chân chữ K thành chân thẳng.
Mỗi lần tiếp xúc với những “bệnh nhân” đặc biệt như này, PGS Đoàn cho biết ông vừa tư vấn, vừa lắng nghe nguyện vọng của họ và không phải ai cũng đủ quyết tâm để vượt qua được cuộc phẫu thuật nắn chỉnh chân.
Mới đây nhất, trường hợp của N.T.H, 22 tuổi, Lào Cai vừa tốt nghiệp đại học, xinh xắn, cao 1,6 mét được coi là hotgirl của lớp nhưng khiếm khuyết lớn nhất của H là đôi chân vòng kiềng.
Hai mẹ con H đã đi tham khảo rất nhiều bệnh viện và mọi người đều khuyên không nên can thiệp bởi vì cuộc phẫu thuật nào cũng có biến chứng và với việc nắn thẳng chân cũng như vậy.
Khi đến với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, H tâm sự cô thiếu tự tin vì chân vòng kiềng. Mẹ của H. cũng bị chân vòng kiềng và trút bầu tâm sự với bác sĩ “bác sĩ cứ mổ cho cháu đi, em hiểu người có chân vòng kiềng khổ như thế nào, gia đình em quyết tâm rồi”.
Nhìn cô gái trẻ bác sĩ Đoàn tư vấn rất kỹ. Bởi ông cho rằng không cuộc phẫu thuật nào là an toàn 100 %, nếu tai biến xảy ra thì cô gái có thể không đi lại được như thế khác gì đóng lại cánh cửa tương lai của cô gái. Bác sĩ Đoàn có kinh nghiệm trong phẫu thuật chỉnh hình nhiều năm nhưng đứng trước những trường hợp không phải bệnh lý bắt buộc phẫu thuật ông cũng phải cân nhắc rất kỹ.
Trái với bác sĩ lượng lự, mẹ con của H thì rất quyết tâm. Cuối cùng, họ chọn phẫu thuật nắn chỉnh chân vòng kiềng vì sự quyết tâm của gia đình nên bác sĩ đã giúp họ toại nguyện. Bác sĩ Đoàn thở phào vì ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. H đã đi lại được sau vài tháng phẫu thuật.
Dù còn hai sẹo ở chân nhưng trong tương lai H. có thể đi thẩm mỹ để xoá sẹo, còn chân của cô đã thẳng.
Nhìn cô gái trẻ trải qua bao khó khăn của cuộc phẫu thuật và những tháng ngày treo chân và tập đi nhưng đến khi nhìn vào đôi chân trước gương, H đã khóc vì hạnh phúc, thoát khỏi “kiếp” vòng kiềng.
Hay như trường hợp khác, chị N.L.A, Hà Nội bị chân chữ K rất xấu. Chị L.A lại làm việc cho một doanh nghiệp nước ngoài. Là người phụ nữ thông minh, sắc sảo như chị thấy tự ti vì chân chữ K.
Chị L.A cũng được các bác sĩ Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 phẫu thuật nắn chân thẳng và qua cuộc phẫu thuật đó, chị L.A tự tin hơn trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Khi nào nên nắn chỉnh
PGS Đoàn hầu như tuần nào cũng có bệnh nhân gửi tâm tư về chân vòng kiềng, chân chữ X, chữ K… họ muốn được phẫu thuật nắn thẳng, tuy nhiên theo bác sĩ Đoàn không phải ai cũng có thể nắn chỉnh được.
PGS Đoàn cho biết phẫu thuật chân cong bình thường chỉ dành cho bệnh nhân có dị tật như thấp lùn, chân ngắn chân dài, chân (chân chữ K). Còn chân chữ X, chữ O thì ít hơn nhưng thời gian gần đây có nhiều người muốn phẫu thuật nắn chỉnh.
Theo PGS Đoàn với việc nắn chỉnh chân cho thẳng được chỉ định vào từng tuổi. Tốt nhất nên phãu thuật khi đủ 18 tuổi còn với trẻ nhỏ có thể điều trị bằng nắn chỉnh, bó bột, nẹp chỉnh hình, sẽ cải thiện.
Bác sĩ Đoàn cho biết để chỉ định 1 ca phẫu thuật nắn chỉnh chân, bác sĩ phải chỉ định hết sức chặt chẽ, cân nhắc lợi ích của phẫu thuật. Ví dụ bệnh nhân phải trải qua cuộc mổ, bác sĩ cắt xương ra chỉnh thẳng, bắt vít, bặt nẹp để giữ xương thẳng, rất đau đớn.
Vì ca phẫu thuật mang tính thẩm mỹ nên mỗi lần mổ, các bác sĩ lại phải chịu những áp lực rất lớn. Bình thường, để thực hiện phẫu thuật này, bệnh nhân phải nghỉ 3 - 6 tháng, có người chăm sóc, phục vụ. Nếu bác sĩ làm không được để xảy ra biến chứng vì như thế sẽ kéo dài thời gian của người bệnh hơn đặc biệt là tình trạng “đang lợn lành thành lợn què””nên những ca phẫu thuật này, PGS Đoàn tâm sự “rất áp lực”.
Mặc dù chưa có ca biến chứng nào nhưng bác sĩ Đoàn cho biết nó vẫn có thể xảy ra biến chứng của cuộc mổ như viêm xương.
Một người đàn ông 30 tuổi hoàn toàn khỏe mạnh đã tử vong trong một cuộc phẫu thuật tăng kích thước dương vật.