Hôn mê sâu, ngừng tim sau khi ăn ốc bùn

Bệnh nhân T. sau khi ăn ốc bùn bống có triệu chứng tê bì tay chân, miệng lưỡi, mệt nhiều, cảm giác yếu người.

TS.BS.Nguyễn Lương Kỷ, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hoà cho biết, khoa vừa tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị T. (46 tuổi, xã Vĩnh Trường, TP. Nha Trang) bị ngộ độc nặng, hôn mê sâu do ăn ốc bùn bống.

4 loại ốc lạ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn

4 loại ốc lạ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn

Trước đó, khoảng 11 giờ ngày 26/12, cả gia đình bà T. luộc ốc ăn. Trong gia đình có 4 người ăn, nhưng chỉ có bà T. có triệu chứng tê bì tay chân, miệng lưỡi, mệt nhiều, cảm giác yếu người.

Người nhà đưa bà T. đến Bệnh viện đa khoa Tâm Trí (TP Nha Trang). Thấy bệnh diễn biến nặng, bệnh nhân T. được yêu cầu chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.

Sau khi nhập viện, bà T. được các bác sĩ cấp cứu và điều trị tích cực cho thở máy, dịch truyền, giải độc, vận mạch nâng huyết áp liên tục. Tuy nhiên, đến nay tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân không được cải thiện nhiều, tiên lượng xấu.

Theo bác sĩ khoa hồi sức chống độc, ngay khi trên đường chuyển viện bệnh nhân T. bị ngừng tim. Các bác sĩ phải thực hiện các thao tác cấp cứu, hô hấp tuần hoàn.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân ngộ độc do độc tố Tetrodotoxin có trong ốc bùn bống là loại độc tố thần kinh cực mạnh, cấu trúc khá đặc biệt nên độc tố này không bị phân hủy, biến tính trong quá trình xử lý ở nhiệt độ cao.

Khi ăn phải loại ốc bùn bống, con người sẽ bị triệu chứng tê, rát ở môi, đầu lưỡi, sau đó lan dần đến chân, tay, đầu, tiếp đó là nôn mửa, choáng…

Trong trường hợp không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể tử vong sau 30 phút hoặc 3 giờ sau khi bị ngộ độc ốc bùn bống.

TS. Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo, một số loài ốc biển lạ có chứa các độc tố gây ngộ độc, có thể gây tử vong.

Do đó, biện pháp cấp cứu, điều trị hữu hiệu nhất là kích thích cho bệnh nhân nôn (nôn càng sớm, càng nhiều càng tốt)…

Do đó, người dân không khai thác, đánh bắt, sử dụng, “thử nghiệm” các loại ốc biển nghi ngờ có độc, các loài ốc biển lạ, màu sắc sặc sỡ (ốc ma) để chế biến thành thức ăn.

Đối với các loại ốc biển khi sử dụng làm thức ăn đều phải sơ chế, chế biến bảo đảm an toàn: ngâm, thả vào môi trường để nước để kích thích đào thải hết căn bã, chất tiết trong ruột, tuyến bọt (nước muối nhạt, nước vôi nhạt, dấm ăn…); rửa sạch bằng nước sạch, để ráo nước, đun chín kỹ và ăn ngay sau khi chế biến. Tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, không qua sơ chế, vệ sinh sạch sẽ.

Nếu sau khi ăn ốc biển có các triệu chứng như: Tê, rát bỏng ở môi và đầu lưỡi, đau đẩu, đau bụng, buồn nôn… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Người đàn ông suýt chết vì ăn loại côn trùng bán đầy ngoài chợ

Sau khi ăn loại côn trùng này, ông B. vào nhập viện trong tình trạng lơ mơ, nổi mẩn đỏ toàn thân, rét run, khó thở, huyết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ngộ độc thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN