Hơn 5.500 trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ cần biết dấu hiệu mắc bệnh
Bộ Y tế dự báo dịch tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây.
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh thành về việc tăng cường công tác phòng chống dịch tay chân miệng.
Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 5.500 trường hợp mắc tay chân miệng. Trong đó có một ca tử vong tại Bình Thuận. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc giảm 83,3%, tử vong giảm 9 trường hợp. Tuy nhiên, số mắc có xu hướng gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố (TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng).
(Ảnh minh họa).
Tại Việt Nam, tay chân miệng là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố. Bệnh thường gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm.
Bộ Y tế dự báo dịch tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây. Để hạn chế thấp nhất số mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài; Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh thành chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh.
Sở Y tế có trách nhiệm giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch. Đồng thời, tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế người nhà vào thăm bệnh nhân…
Bộ Y tế cũng lưu ý thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.
Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Tại lớp học cần chú ý thực hiện vệ sinh, thường xuyên vệ sinh mặt bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Các địa phương cũng cần tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và hỗ trợ đơn vị giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Các dấu hiệu của bệnh tay – chân – miệng bao gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời.
Theo ThS.BS Trương Văn Quý – Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E thời tiết nắng nóng bất thường, khiến trẻ em mắc các bệnh mùa hè gia tăng, trong đó có bệnh tay chân...
Nguồn: [Link nguồn]