Hơn 10 năm nghiên cứu: Người thường xuyên gặp ác mộng tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ
Nằm mơ là hiện tượng sinh lý phổ biến và mọi người ở tất cả lứa tuổi đều sẽ nằm mơ.
Tuy nhiên, điều khiến mọi người lo lắng nhất chính là hay gặp ác mộng, nó sẽ gây ra cảm giác sợ hãi, lo lắng. Nếu thường xuyên gặp ác mộng, bạn nên lưu ý, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Mối liên hệ giữa những cơn ác mộng thường xuyên và chứng mất trí nhớ là gì?
Tạp chí y khoa "Lancet " đã công bố một nghiên cứu: Thường xuyên gặp ác mộng, tần suất nhiều hơn hoặc bằng một lần một tuần, có thể liên quan đến sự xuất hiện của chứng mất trí nhớ sau vài năm, đặc biệt là ở nam giới.
Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ nhiều độ tuổi, giới tính trong thời gian dài. Kết quả cho thấy, những người hay gặp ác mộng dễ mắc chứng trầm cảm, lo lắng và rối loạn giấc ngủ, tự đánh giá tình trạng sức khỏe của họ không tốt. Ở nhóm trung niên, sau 13 năm theo dõi, 14,9% tình nguyện viên bị suy giảm chức năng nhận thức. Ở nhóm người cao tuổi, sau 7 năm theo dõi, 9% tình nguyện viên bị suy giảm chức năng nhận thức và được chẩn đoán có dấu hiệu mắc chứng mất trí nhớ.
Có thể thấy, tần suất gặp ác mộng có liên quan đến sự suy giảm chức năng nhận thức và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. So với những người đàn ông cao tuổi bình thường, nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ đối với những người gặp ác mộng hằng tuần cao gấp 5 lần, đồng thời cao gấp 1,4 lần đối với phụ nữ.
Các triệu chứng báo trước chứng mất trí nhớ là gì?
1. Suy giảm khả năng tư duy
Khả năng phân tích vấn đề và tư duy giảm sút rõ rệt, biểu hiện chủ yếu là mắc lỗi ở những việc cực kỳ đơn giản như để quên chìa khóa tủ lạnh, lạc trong khu phố quen,…
2. Khả năng diễn đạt kém
Khi mắc chứng mất trí nhớ, người bệnh không muốn giao tiếp với người khác, dù có giao tiếp cũng không đúng, khó diễn đạt ý chính.
3. Giảm năng suất làm việc
Phức tạp hóa các vấn đề rất đơn giản, thường mắc lỗi ở nhà và tại nơi làm việc, do đó làm giảm năng suất.
4. Trí nhớ giảm sút
Người bệnh thường lập tức quên ngay những gì mình vừa làm hoặc nói, đột nhiên quên tên những người quen thuộc và thường lặp lại những gì mình vừa nói.
Làm thế nào có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ?
Mất trí nhớ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe nên cần được tích cực phòng ngừa.
1. Tránh xa thuốc lá
Giữa hút thuốc lá và chứng mất trí nhớ có mối liên hệ nhất định. Hút thuốc lá có thể gây tổn thương hệ thống mạch máu, dễ gây ra bệnh tim mạch, sinh ra stress oxy hóa, có thể gây tổn thương não bộ.
2. Kiểm soát các chỉ số rủi ro cao
Thừa cân hoặc béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, tăng hoặc hạ đường huyết đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến mất trí nhớ nên cần kiểm soát các chỉ số này trong giới hạn bình thường.
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Tránh xa các thực phẩm nhiều cholesterol, nhiều đường mà chú trọng rau quả tươi, chè, thịt gia cầm, cá…, bổ sung đủ vitamin và chất béo không no, giúp cải thiện tình trạng nhận thức.
Một khi đã mắc chứng mất trí nhớ thì khó có thể điều trị, tốt nhất nên ngăn chặn sự tiến triển của nó, tích cực làm tốt công việc trong cuộc sống, rèn luyện trí tuệ nhiều hơn để cải thiện sức sống của tế bào não, trì hoãn quá trình thoái hóa não, ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
Ăn một chế độ ăn nhiều muối có thể dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh thoái hóa như mất trí nhớ.
Nguồn: [Link nguồn]