Hôi miệng ẩn chứa 7 căn bệnh, đặc biệt có 2 loại là ung thư

Sự kiện: Ung thư

Khi không đánh răng, vi khuẩn sinh sôi trong miệng sẽ khiến hơi thở có mùi khó chịu. Ngoài ra, nó còn là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm.

Wang Dayuan là bác sĩ y học cổ truyền nổi tiếng ở Trung Quốc. Trong bài viết mới nhất của mình, ông chỉ ra rằng, hơi thở có mùi có thể là do lâu ngày không uống nước, vi khuẩn sinh sôi trong miệng và phân hủy cặn thức ăn tạo ra mùi lạ. Thế nhưng, nó cũng có thể phản ánh có điều bất thường trong cơ thể, cần kiểm tra kỹ hơn.

Làm thế nào để biết nhanh chóng mình có bị hôi miệng hay không, bác sĩ Wang chỉ một cách rất đơn giản, đó là dùng lưỡi liếm lên mu bàn tay, hoặc dùng thìa cạo lớp phủ lưỡi, dùng ngón tay chà xát nướu, ngửi những vật dụng khi dùng để nói chuyện, khi tháo khẩu trang, hoặc nhờ người khác ngửi miệng của mình.

Hôi miệng ẩn chứa 7 căn bệnh, đặc biệt có 2 loại là ung thư - 1

Bác sĩ Wang chỉ ra rằng, hơi thở có mùi là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ mắc 7 căn bệnh như:

1. Tiểu đường nhiễm toan ceton

2. Bệnh nha chu (hoặc sâu răng)

3. Trào ngược thực quản (hơi thở có mùi chua)

4. Bệnh thận (người chạy thận, suy thận, hội chứng thận hư), urê không thể bài tiết ra ngoài

5. Bệnh viêm xoang (hơi thở có mùi tanh đặc trưng), do nhiễm trùng hoặc dị ứng mà niêm mạc mũi sưng tấy, các xoang bị tắc, dịch tiết đọng lại trong khoang mũi lâu ngày tạo thành màu vàng, mủ xanh, mùi tanh khó chịu

6. Ung thư vú (hơi thở có mùi như thức ăn lên men)

7. Ung thư đại trực tràng (hơi thở có mùi hành thối)

Y học Trung Quốc cho rằng, hơi thở có mùi khác nhau là do lục phủ ngũ tạng gây ra.

Bác sĩ Wang Dayuan chia sẻ một phương pháp giúp loại bỏ hơi thở có mùi, đó là dùng 5g hoắc hương và bạc hà pha trà súc miệng. Nếu bị nhiệt miệng, có thể thêm cam thảo hoặc đinh hương. Gan nóng thì dùng 5g hoa cúc pha trà hoặc sắc thuốc uống. Đối với những người thường xuyên hút thuốc lá, có thể súc miệng bằng trà hoa nhài không đường hoặc trà xanh.

Hôi miệng ẩn chứa 7 căn bệnh, đặc biệt có 2 loại là ung thư - 2

Những cách giúp loại bỏ hơi thở có mùi

Tình trạng hôi miệng có thể được giảm bớt hoặc ngăn chặn nếu bạn áp dụng những cách dưới đây:

- Đánh răng, xỉa răng thường xuyên, nên làm 2 lần/ngày để loại bỏ các vụn thức ăn và mảng bám. Thay bàn chải 2-3 tháng/lần. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần/ngày.

- Nước súc miệng có tác dụng loại bỏ vi khuẩn còn sót loại, giúp hơi thở thơm tho hơn.

- Lớp phủ lưỡi là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi. Bạn có thể dùng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng để loại sạch mảng bám bên trên lưỡi.

- Tránh ăn các loại thực phẩm có mùi đặc biệt như hành tỏi, nhớ đánh răng sau khi ăn chúng.

- Vi khuẩn trong miệng thường thích đường, nhai kẹo cao su thay kẹo bạc hà sẽ hạn chế tình trạng vi khuẩn sinh sôi. Nhai kẹo cao su không đường cũng kích thích tiết nước bọt, giúp loại bỏ các vụn thức ăn và vi khuẩn.

- Nước súc miệng có thể tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng, mảng bám dẫn tới viêm nướu.

- Bạn có thẻ bị sâu răng và hôi miệng nếu không cung cấp cho cơ thể đủ nước để tiết ra nước bọt. Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày và sử dụng máy tạo ẩm vào ban đêm để làm ẩm không khi trong nhà.

- Làm sạch các dụng cụ như răng giả trước khi ngủ, vệ sinh răng kỹ khi niềng răng.

- Gặp nha sĩ định kỳ, ít nhất 2 lần/năm để kịp thời điều trị bệnh nha chu, khô miệng và các vấn đề khác gây hôi miệng.

- Hạn chế hút thuốc lá, ăn nhiều trái cây, rau củ thay thịt. Táo, cà rốt, cần tây rất tốt để làm sạch miệng.

5 triệu chứng bất thường cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc ung thư miệng

So với các bệnh ung thư khác như ung thư dạ dày, ung thư gan thì ung thư miệng là một loại ung thư mà mọi người ít biết đến.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Ettoday) ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN