Hóc xương cá chữa mẹo không đúng cách sẽ gây hậu quả nghiêm trọng thế nào?
Xương cá rất dễ mắc vào họng, nếu không lấy ra kịp thời sẽ gây những hậu quả, biến chứng khó lường.
Thông tin từ khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Đa Khoa Xanh pôn cho biết, rất nhiều trường hợp, nhiều lứa tuổi đến cấp cứu và được tiến hành nội soi, gắp thành công dị vật là xương cá nằm sâu trong thanh quản.
Trường hợp anh Nguyễn Việt. N ở Gia Lâm đang ăn liên hoan mừng thôi nôi em bé thì không may bị hóc xương cá. Cảm giác đau nhói, khó chịu cũng tạm qua đi nên anh chủ quan không đến bệnh viện. Thay vào đó, bệnh nhân tự chữa mẹo …Sau một tuần, anh thấy người mệt mỏi, gai sốt, khó nuốt, mất ngủ, sụt cân. Anh tới bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thăm khám. Kết quả chụp X-quang các bác sĩ phát hiện xương cá sắc nhọn dài đâm sâu vào vị trí thành sau hầu thanh quản. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định gây mê nội soi và lấy dị vật ra ngoài.
Hình ảnh xương cá được các bác sĩ gắp khỏi họng bệnh nhân
Hóc xương cá có nên đến bệnh viện ngay?
Theo BSCKII Hà Duy Cường, khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, thông thường bệnh nhân bị hóc xương cá sẽ nhanh chóng trôi qua nếu cơ thể tiêu hóa miếng xương và ngay sau đó bị đào thải ra ngoài bằng đường đại tiện. Thế nhưng khi mẩu xương đã bị trôi đi, nó vẫn có thể gây ảnh hưởng đến thực quản, thêm nữa mảnh xương cá to, hóc xương sống lưng cá…vẫn để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân như đâm thủng động mạch chủ, động mạch chính trong cơ thể, gây thủng thực quản, áp xe vùng trung thất… Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của bệnh.
Vì thế, không nên chủ quan và cần đến bệnh viện khi:
- Cảm giác đau nhói, châm chích ở vùng cổ họng.
- Mắc nghẹn, khó nuốt và đau khi nuốt.
- Ho nhiều hoặc ho, khạc ra máu.
- Đau tăng mạnh, ngực sưng, cổ bị phù nề, không thể ăn uống,...
- Hóc miếng xương cá lớn và đã nằm sâu trong thực quản.
Những nguy hiểm khi bị hóc xương cá xử lý không đúng cách
Xương cá rất dễ mắc vào họng, nếu không lấy ra kịp thời sẽ gây những hậu quả, biến chứng khôn lường:
- Áp xe cục bộ.
- Tắc khí quản và ngạt thở dẫn đến tử vong.
- Nếu nuốt phải xương cá khi ăn cơm sẽ dẫn đến tình trạng đâm sâu hơn, có khả năng liên quan đến động mạch chủ.
- Gây thủng dạ dày, dễ dẫn đến viêm phúc mạc.
- Gây thủng ruột thừa dẫn đến viêm phúc mạc lan tỏa.
- Chọc thủng ruột già, dẫn đến nhiễm trùng nặng trong ổ bụng.
Các BS TMH gợi ý trong trường hợp bị hóc xương cá nhẹ, bạn có thể ngậm vỏ cam nhỏ trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này
Các giải pháp đúng đắn khi bị hóc xương cá
Các chuyên gia y tế gợi ý trong trường hợp bị hóc xương cá nhẹ, bạn có thể áp dụng những cách sau :Ngậm vỏ cam nhỏ trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này.Uống vitamin CCắn một miếng chuối chín và sau đó nuốt.
BSCK2 Hà Duy Cường cũng cảnh báo thêm cách hạn chế bị hóc xương trong khi ăn uống là:
- Không vừa cười vừa nói khi ăn
- Gỡ bỏ xương cá trước khi cho vào miệng, không cho cả miếng cá vào miệng rồi sử dụng lưỡi và răng gỡ xương.
- Trong quá trình ăn nhai chậm, kỹ.
- Nên ăn cá riêng, tránh trộn lẫn với cơm rồi mới nhai…
- Cố gắng nôn ra càng sớm càng tốt. Nhưng tuyệt đối không được dùng tay đưa vào cổ họng, bởi thao tác này sẽ đẩy xương xuống cổ họng sâu hơn
- Theo dõi xem còn đau hay thấy vướng trong cổ khi nuốt nước bọt nữa hay không. Nếu cảm thấy xương vẫn còn mắc trong họng hãy đến các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và xử lý.
- Trong trường hợp hóc xương cá nghiêm trọng, bạn nên dừng lại tất cả các hoạt động ăn uống vì có thể khiến dị vật có nguy cơ đâm sâu vào cổ họng gây tổn thương. Hãy đến cơ sở y tế nếu bị hóc xương cá ở mức độ nghiêm trọng.
Bị nổi hạch, hình thành khối u ở vùng cổ ngày càng diễn tiến nặng, điều trị không mang lại kết quả, nam thanh niên lo lắng đến bệnh viện khám ung thư và phát hiện khối...
Nguồn: [Link nguồn]