Học sinh vô tư đưa "thủ phạm" gây bệnh tật vào cơ thể

Hút thuốc lá ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe đặc biệt là bệnh tim mạch và ung thư. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn vô tư hút thuốc lá mặc kệ lời cảnh báo của các chuyên gia y tế.

Học sinh vô tư hút thuốc trong quán cafe 

Học sinh vô tư hút thuốc trong quán cafe 

Trẻ hóa người hút thuốc

Đầu tháng 5 năm 2019, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nhóm 3 nữ sinh mặc đồng phục ngồi hút thuốc lá trong một quán cà phê, khiến cộng đồng mạng không khỏi giật mình.

Theo chia sẻ của tài khoản đăng tải bài viết thì 3 nữ sinh này mặc đồng phục của một trung tâm Giáo dục thường xuyên. Các cô gái nằm la liệt trong quán cà phê suốt buổi sáng vừa hút thuốc vừa nói chuyện, thỉnh thoảng kèm theo cả những tiếng chửi tục. Cũng theo đó, dù 1 trong 3 cô gái này liên tục bị ho nhưng cả nhóm nữ sinh vẫn vô tư hút thuốc và nhả khói rất chuyên nghiệp.

Ngay sau khi đăng tải, những hình ảnh này đã được sự quan tâm đông đảo từ cộng động mạng khi nhận về hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận. Trong đó, nhiều người đã để lại ý kiến không đồng tình với hành động hút thuốc của các nữ sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường như vậy.

Thực ra, hình ảnh này không phải là hiếm ở nơi công cộng. Bất cứ ai cũng dễ dàng bắt gặp các hình nhiều bạn học sinh cấp ba tay đã cầm điếu thuốc rất chuyên nghiệp.

Ví dụ như em Hoàng Đức Sơn – 2002, Hà Đông, Hà Nội có thâm niên hút thuốc từ ngày học lớp 9, Sơn cho biết em thích hút thuốc. Ở nhà bố và anh trai cũng hút thuốc thành ra việc Sơn hút thuốc cũng chẳng ai ý kiến gì.

Mỗi lần đi học cậu không hút ở trường nhưng ra khỏi trường tạt vào quán nước cạnh cổng trường cậu phải gọi điếu thuốc cho đỡ nhạt mồm, nhạt miệng.

Còn trường hợp của Nguyễn Văn Cao – học sinh lớp 11, Đông Hưng, Thái Bình cho rằng hút thuốc lá để thể hiện mình đã lớn. Cao kể bạn bè của em nhiều người đã hút thuốc và hút trộm gia đình, nhà trường. Biết là hút thuốc không tốt cho sức khỏe nhưng nếu bỏ qua lời mời hút thuốc của bạn bè sẽ bị chọc quê mắc váy. Cao đành lấy điếu thuốc rít vài hơi và giờ hút thuốc đã thành quen, không có điếu thuốc cảm thấy buồn buồn.

Thạc sĩ – Bác sĩ Thái Thị Thùy Linh, Khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết Thực trạng nghiện hút thuốc lá và những tác hại của nó tại Việt Nam đã không còn là một vấn đề xa lạ. Hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về đường hô hấp và ung thư. Tuy nhiên, mặc cho những cảnh báo, tỷ lệ người hút thuốc lá ngày càng gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Thuốc lá ảnh hưởng tới tất cả bộ phận của cơ thể

Bệnh hô hấp đầu tiên đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bác sĩ Linh cho biết 80 % bệnh nhân bị bệnh này đều hút thuốc lá và tiếp xúc với thuốc lá.

Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính là sự phân loại bệnh để chỉ sự ảnh hưởng của phổi liên quan với sự cản trở đường dẫn khí. Hai dạng chính của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính là viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Hút thuốc là nguyên nhân chính gây cả hai bệnh trên. Mối liên quan giữa sử dụng thuốc và các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính mạnh tương tự như mối liên quan giữa hút thuốc và ung thư phổi. Bởi vì người hút thuốc thường bị suy yếu chức năng niêm mạc phế quản hơn người không hút thuốc, họ bị ảnh hưởng nhiều hơn từ môi trường, lây nhiễm và các khói độc. Ước tính các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính ở người hút thuốc cao hơn 10 lần so với người không hút thuốc và sử dụng thuốc lá có thể liên quan tới hầu hết các ca tử vong các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính.

Khí thũng hình thành trong thời gian dài khi tiếp xúc thường xuyên với các chất độc. Khí thũng sẽ phát bệnh khi phế nang trong phổi bị phá vỡ, trở nên ít đàn hồi hơn và khả năng trao đổi ô xy kém hơn. Bởi vì những ảnh hưởng tới phổi là không thể tránh khỏi, người có bệnh khí thũng thường nhờ vào sự bổ sung ô xy từ bình chứa ô xy. Một dạng bệnh khác của các bệnh mãn tính về phổi là viêm phế quản mãn tính. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh này là khó thở và nhiều đờm.

Trong một nghiên cứu theo dõi 40 năm của các bác sĩ nam giới ở Anh, so sánh tỷ lệ tử vong hàng năm của 100 nghìn nam giới về các bệnh mãn tính về phổi thì 10 người không hút thuốc, 57 người đã từng hút thuốc và 127 người hiện đang hút thuốc (Bảng 3.3).

Bệnh ung thư phổi 90 % do thuốc lá gây ra. Ở hầu hết các nước, thuốc lá là nguyên nhân gây hơn 90% ca tử vong vì ung thư phổi. Ung thư phổi không phổ biến ở người không hút thuốc. Thực tế ung thư phổi là căn bệnh hiếm thấy trước khi sử dụng thuốc lá trở nên phổ biến. Trong vòng 60 năm qua, tỷ lệ ung thư phổi tăng lên đáng kể cùng với số lượng người hút thuốc gia tăng. Trung bình người hút thuốc tăng nguy cơ liên quan tới ung thư phổi từ 5 đến 10 lần. Nhiều nghiên cứu đã xác định ba xu hướng quan trọng:

1. Nguy cơ ung thư tăng với số lượng thuốc hút/số thuốc trong ngày

2. Nguy cơ ung thư tăng với thời gian hút thuốc, đo lường theo năm

3. Nguy cơ ung thư tăng với người bắt đầu hút thuốc khi còn trẻ.

Hút thuốc lá có liên quan đến ung thư khoang miệng, cách phòng ngừa căn bệnh này

Ung thư khoang miệng là bệnh thường gặp trong các loại ung thư vùng đầu cổ. Khối u có thể xuất hiên ở lưỡi, nướu răng,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo K.Chi ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN