Hoàn toàn có khả năng đồng nhiễm cùng lúc biến thể Delta và Omicron
Bác sĩ về bệnh truyền nhiễm Kurt Krause - Giáo sư Hóa sinh tại Đại học Otago (New Zealand) cho biết hoàn toàn có khả năng một người nào đó có thể bị nhiễm hai biến thể khác nhau cùng một lúc.
Bác sĩ về bệnh truyền nhiễm Kurt Krause - Giáo sư Hóa sinh tại Đại học Otago (New Zealand)
Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm và chỉ xảy ra trong một số điều kiện hoàn cảnh nhất định.
Đầu tiên, người này bị tiếp xúc với biến thể Omicron (BA1 hoặc BA2) và bị nhiễm bệnh. Sau đó, trước khi cơ thể họ phát triển phản ứng miễn dịch với virus, người này lại tiếp xúc với biến thể Delta. Tình huống này có thể dẫn đến đồng nhiễm, nhưng tiến sĩ Krause cho biết rất hiếm khi ai đó bị tiếp xúc với hai loại virus cùng lúc khi họ chưa miễn dịch với cả hai loại virus này.
"Nói chung, khi bạn có phản ứng miễn dịch chống lại một biến thể của coronavirus, nó sẽ ngăn chặn sự lây nhiễm từ một biến thể khác, vì vậy việc đồng nhiễm chỉ xảy ra vào thời điểm bạn bị nhiễm cả hai biến thể, bạn đã tiếp xúc với cả hai; và bạn vẫn chưa phát triển phản ứng miễn dịch của mình" – TS Krause giải thích.
TS Krause cho biết hiện chỉ có một số ít trường hợp đồng nhiễm COVID-19 được ghi nhận, do đó rất khó xác định mức độ nghiêm trọng hơn đối với người bình thường hoặc nhiễm 1 biến thể.
Đồng nhiễm các biến thể COVID-19 rất hiếm. Tuy nhiên, hiện tượng nhiễm trùng kép nói chung giữa các virus đường hô hấp khác lại thực sự rất phổ biến.
Phó giáo sư Jo Kirman thuộc Đại học Otago (New Zealand), đã tham gia vào công việc nghiên cứu các virus đường hô hấp, bao gồm cả RSV, ở trẻ sơ sinh và trẻ em ở New Zealand trong nhiều năm qua. Trong nghiên cứu từ vài năm trước, bà cho biết có một số lượng lớn trẻ em bị nhiễm trùng kép hoặc kẹp ba nhiễm virus đường hô hấp.
Nhiều người đã khỏi COVID -19 nhưng sau đó lại tái nhiễm lại. Do đó, nhiều F0 luôn lo lắng về khả năng bệnh sẽ nặng hơn nếu tái nhiễm.
Nguồn: [Link nguồn]