Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc và gia vị trong món ăn ngon, bổ dưỡng ít ai biết

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Hoa gạo nhiều người chỉ nghĩ để ngắm chơi nhưng lại có nhiều công dụng. Không chỉ đẹp, hoa gạo còn là vị thuốc trong đông y và làm gia vị trong món ăn ngon, bổ dưỡng.

Theo GS.TS Phạm Xuân Sinh - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược học cổ truyền (ĐH Dược Hà Nội), cây hoa gạo còn gọi với tên mộc miên không chỉ là cây làm cảnh lấy bóng mát mà còn là vị thuốc trong đông y. Hầu như các bộ phận của loài cây gạo này đều được tận dụng từ vỏ cây, hoa, rễ cây…

Hoa gạo trong y học cổ truyền được dùng trị các bệnh đau loét dạ dày, tá tràng hoặc điều trị tiêu chảy, kiết lị… Hoa gạo cũng có tác dụng bổ khí huyết, điều trị bệnh thiếu máu nhược sắc, da xanh xao; mất máu sau phẫu thuật hoặc các trường hợp rong kinh, đa kinh…

Hoa gạo khi thu hái được đem rửa sạch để ráo nước, sấy khô, tán bột mịn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 5gr. Mọi người cũng có thể lấy nguyên cả hoa khô sắc uống, ngày 20 – 30gr để uống trong ngày. Để làm đẹp da, điều trị mụn nhọt có thể dùng hoa gạo tươi giã nát, đắp vào nơi mụn nhọt.

Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc quý (ảnh TL)

Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc quý (ảnh TL)

Ngoài làm vị thuốc, hoa được chế biến thành các món ăn cũng đã phổ biến ở nước ta. Nhiều loại hoa trở thành đặc sản, nguyên liệu chế biến thành đủ các món ăn đặc sản như hoa thiên lý, hoa mướp, hoa chuối… 

Dưới bàn tay khéo léo của các đầu bếp, mỗi loài hoa được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Và loài hoa gạo cũng đã được nhiều người sử dụng làm thành món ăn ngon, bổ dưỡng như món nhị hoa gạo xào thịt bò, thịt trâu…

Theo hướng dẫn tại một diễn đàn ẩm thực, món nhị hoa gạo xào thịt bò được thực hiện như sau:

* Nguyên liệu:

– 1 rổ hoa gạo

– 300g thịt diềm thăn bò thái mỏng hoặc dùng thịt trâu

– ½ củ hành tây chẻ nhỏ

– 3 thìa to hành tỏi khô bằm nhỏ – nước mắm – muối – tiêu bột – hành lá, rau răm thái rối nếu có.

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế tách nhị, hoa gạo bóc bỏ đài, cánh, bỏ cả thân nhuỵ ở giữa, chỉ lấy vòng nhị hoa dài; Tuốt bỏ bao phấn màu nâu đen đầu các sợi nhị hoa rồi xé nhị thành các búp nhỏ.

Để khử nhớt, nhựa của nhị hoa bằng cách đun nồi nước lớn cho muối hạt vào rồi thả nhị vào luộc khoảng 10-15 phút. Sau đó rửa sạch nhiều lần cho hết nhớt. Cuối cùng ngâm nước muối lạnh khoảng 1-2 tiếng cho nhị hết nhựa và thơm giòn.

* Cách làm:

Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc và gia vị trong món ăn ngon, bổ dưỡng ít ai biết - 2

Món ăn được chế biến từ hoa gạo

- Ướp thịt bò hoặc thịt trâu với 1 thìa to dầu ăn + 1 thìa nhỏ nước mắm + muối vừa ăn + 1 thìa to hành tỏi bằm.

- Làm nóng chảo với dầu ăn ở lửa lớn, cho 1 thìa to hành tỏi vào phi thơm. Cho hành tây vào đảo nhanh tay 30 giây, cho nhị gạo vào xào cùng, nêm mắm muối vừa ăn. Xào nhanh tay cho đến khi hành tây trong, nếm thử thấy giòn ngọt hết hăng thì xúc nhanh ra đĩa.

- Làm nóng lại chảo với dầu ăn ở lửa lớn, cho 1 thìa to hành tỏi vào phi thơm. Cho thịt bò vào xào thật nhanh tay, khi thịt gần chín cho nhanh hành lá, rau răm xào cùng. Tiếp tục đổ nhị hoa gạo + hành tây vào đảo đều cùng. Tắt bếp xúc ra đĩa rắc nhiều tiêu bột.

Món ăn này ăn nóng rất ngon. Nhị gạo vừa dai vừa giòn sần sật ăn rất lạ miệng. Nó hoà quyện tuyệt hảo với thịt bò xào và hầu như không cần thêm bất cứ nguyên liêu hay gia vị nào khác vẫn ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe.

Tác dụng đáng sợ của rau ngải cứu, nếu bạn thuộc 1 trong 3 nhóm người này cần từ bỏ ngay

Rau ngải cứu có dược tính cao nên nếu dùng không đúng cách sẽ gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà My ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN