Hóa chất gây ung thư có trong bao cao su nguy hiểm thế nào?

Những ngày qua, thông tin Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, chất được sử dụng trong sản xuất cao su có thể gây ung thư khiến nhiều người lo lắng.

Hóa chất gây ung thư có trong bao cao su nguy hiểm thế nào? - 1

WHO khuyến cáo người tiêu dùng nên chú ý về thành phần MBT trước khi sử dụng

WHO cảnh báo, chất MBT (tên đầy đủ là mercaptobenzothiazole) được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm từ caosu.

Thông tin này thu hút sự quan tâm của cộng đồng vì chất MBT không chỉ có trong bao cao su mà còn có trong nhiều vật dụng đời sống hàng ngày như găng tay dùng để rửa bát đũa lau dọn vệ sinh, núm vú giả...

Cảnh báo ung thư có trong nội dung trong một nghiên cứu về các nguyên nhân gây ung thư ở người của cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC), thuộc Tổ chức Y tế Thế giới. IARC đã phân loại chất gây ung thư thành 5 nhóm (từ nhóm 1 - nhóm gây ung thư cho người đến nhóm 4 - nhóm hầu như chắc chắn không gây ung thư cho người).

Các nhà khoa học của cơ quan này đã kết luận rằng MBT được xếp vào nhóm 2A. Các chất được xếp vào nhóm này khi có ít những bằng chứng về việc gây ung thư trên người và bằng chứng đầy đủ về gây ra ung thư trên động vật được tiến hành thí nghiệm.

Về chất MBT đang làm hoang mang dư luận, PGS.TS. Đỗ Quang Kháng - Trưởng phòng Công nghệ vật liệu và Môi trường (Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết MBT là chất xúc tiến trong quá trình lưu hóa để khô mạch cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, giúp tăng cường tính dẻo của cao su tự nhiên. Với tính vượt trội, MBT là chất mới được sử dụng trong công nghệ sản xuất cao su vài năm trở lại đây.

Trong công nghệ sản xuất cao su, người ta chỉ sử dụng MBT với hàm lượng nhỏ khoảng 1-2% đối với những mặt hàng trọng lượng lớn. Còn với những mặt hàng gia dụng thì hàm lượng MBT còn ít hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không phải sản phẩm từ cao su nào cũng sử dụng MBT, còn có rất nhiều chất khác được sử dụng làm chất xúc tiến.

WHO cho rằng, nghiên cứu này hướng đến xác định các chất gây ung thư , nghĩa là khả năng nếu tiếp xúc sẽ gây ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu không chỉ ra được mức độ nguy hiểm tương quan với độ phơi nhiễm.

Sự khác biệt giữa chất độc và nguy cơ là khác nhau. Một chất được coi là chất gây ung thư nếu có khả năng gây ra ung thư trong một số trường hợp. Nguy cơ đánh giá xác suất mắc ung thư, tính toán cả mức độ phơi nhiễm với hóa chất gây ung thư.

Nghiên cứu của IARC có thể nhận định hóa chất gây ung thư ngay cả khi nguy cơ là rất thấp với mô hình sử dụng hoặc tiếp xúc đã được biết trước. Sự nhận biết các chất gây ung thư là quan trọng vì việc sử dụng hoặc vô tình tiếp xúc có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn rất nhiều so với những trường hợp đã được xem xét.

Kết quả nghiên cứu của IARC không dùng để đưa ra bất kỳ quy định, điều luật hay can thiệp về y tế nào. Nghiên cứu được tiến hành để các cơ quan y tế và cơ quan quản lí xem xét việc ngăn chặn tiếp xúc (phơi nhiễm) với những tác nhân có khả năng gây ung thư.

Trước đó, mặc dù WHO có cảnh báo về nguy cơ gây ung thư của MBT nhưng cũng chưa có những nghiên cứu cụ thể về vấn đề này.

Có thể, MBT với hàm lượng nhỏ trong các sản phẩm sinh hoạt hàng ngày như bao cao su có thể không gây ảnh hưởng ghê gớm như cư dân mạng truyền tai nhau. Tuy nhiên, WHO cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên chú ý về thành phần này trước khi sử dụng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo H.Phương (Gia đình & Xã hội)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN