Ho về đêm, rất có thể bạn đang mắc bệnh này, đây là 7 việc nên làm để ngăn ngừa ho về đêm tái phát
Ho có thể là phản xạ tốt, nhưng cũng có thể là một triệu chứng của rất nhiều bệnh, đặc biệt là khi bạn bị ho nhiều về đêm.
Ho là một phản xạ có điều kiện mà thông qua đó, cơ thể có thể loại bỏ các tác nhân có hại như chất bài tiết, chất gây kích thích, vi khuẩn, bụi bẩn,… ra khỏi cơ thể. Mặc dù là phản xạ tốt, thế nhưng, việc ho dai dẳng, đặc biệt là ho về đêm sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe như gây khó ngủ, mất ngủ, xuống tinh thần,… Nguy hiểm hơn, ho về đêm còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý.
Theo các chuyên gia y tế, ngoài những nguyên nhân phổ biến liên quan đến đến hô hấp như: viêm nhiễm đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới... ho về đêm còn có những nguyên nhân khiến bạn không ngờ:
Ảnh minh họa
5 nguyên nhân gây ho nhiều về đêm
Ho do hen suyễn
Hầu hết mọi người đánh đồng bệnh suyễn với hình ảnh một người khó thở, thở hổn hển. Mặc dù đây đúng là triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh hen suyễn nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất. Hầu hết những người bị bệnh hen suyễn đều có thể gặp phải các vấn đề hô hấp như ho khan.
Vì vậy, dấu hiệu ho về đêm cũng có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn. Tốt nhất bạn nên đi khám để biết lý do này có chính xác không.
Ho do viêm xoang
Nghẹt mũi mãn tính cũng có thể là "thủ phạm" gây ra những cơn ho. Khi xoang bị tắc, bị viêm, các chất nhầy có thể nhỏ giọt xuống mặt sau của cổ họng làm cho bạn ngứa họng và ho.
Viêm xoang có thể do dị ứng gây nên. Để biết có phải bạn bị ho do viêm xoang không, hãy đi khám bác sĩ. Nếu chỉ là bị nghẹt mũi thông thường thì có thể dùng bình xịt mũi để làm thông xoang.
Do ho trào ngược axit
Bệnh trào ngược axit (hay còn gọi là GERD) cũng gây ho. Khi nằm xuống, các axit gây khó tiêu và ợ nóng trong dạ dày có thể trôi ngược lên phổi, dẫn đến ho.
Nếu bạn nghĩ nguyên nhân của mình là do trào ngược axit thì hãy cố gắng ăn ít hơn vào bữa tối, khi ngủ nên gối cao đầu một chút. Nếu các biện pháp này không hữu ích thì thì bạn nên đi khám để được bác sĩ kê toa thuốc điều trị thích hợp.
Ho do thiếu sắt
Một chế độ ăn uống thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định cũng có thể gây ho mãn tính. Cơ thể bạn thiếu chất sắt sẽ gây ra tình trạng sưng và kích thích ở phía sau cổ họng, có thể dẫn đến ho. Trong trường hợp này, bổ sung sắt là tất cả những gì bạn cần làm.
Do thuốc uống
Nên kiểm tra các loại thuốc bạn đang dùng, vì một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ là gây ra ho khan. Ví dụ như thuốc điều trị cao huyết áp. Nếu bạn thấy mình bị ho không phải do các nguyên nhân trên thì nên đi khám bác sĩ để biết nguyên nhân có phải xuất phát từ thuốc bạn đang dùng không.
7 việc nên làm để ngăn ngừa ho nhiều về đêm
Ảnh minh họa
Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý
Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh đường hô hấp trên, như vậy sẽ giúp loại bỏ một phần đờm dãi, dịch nhầy ra ngoài, giảm nguy cơ bị viêm mũi họng tái phát.
Gối cao đầu và nằm nghiêng khi ngủ
Một trong những cách làm giảm và phòng tránh ho về đêm đơn giản mà hiệu quả là gối cao đầu đi ngủ, khoảng 15 - 20cm là được. Bởi gối cao đầu sẽ hạn chế dịch nhầy từ mũi chảy xuống cuống họng, đồng thời, axit trong dạ dày cũng không bị trào ngược lên vùng phổi, ngực. Song song với gối cao đầu, bạn có thể ngủ ở tư thế nằm nghiêng để dễ chịu hơn.
Không ăn tối muộn
Vần ăn ít hơn vào bữa tối, đồng thời không nên ăn tối quá muộn, nên ăn trước giờ đi ngủ khoảng 2 tiếng để phòng bị trào ngược dạ dày. Hạn chế ăn đồ ăn quá cay nóng, hoặc quá lạnh hoặc nhiều dầu mỡ.
Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng bất kỳ chất kích thích nào nếu bạn đang bị ho mãn tính.
Uống nước mật ong ấm trước khi ngủ
Ảnh minh họa
Đây là một cách trị ho theo dân gian mà rất nhiều người đã áp dụng từ trước đến nay và cho thấy hiệu quả rõ. Đây là một liệu pháp thiên nhiên giúp làm giảm bớt tình trạng ho, vì mật ong có tác dụng làm dịu màng nhầy trong cổ họng người bệnh.
Giữ phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng
Với những người bị dị ứng hay hen suyễn thì giữ phòng ngủ sạch sẽ và thông thoáng là rất quan trọng. Bởi bụi bẩn, lông thú cưng, tóc,… là nguyên nhân gây ra dị ứng, khiến mũi khó chịu, gây ra nghẹt mũi, ho. Do đó, luôn vệ sinh phòng ốc và giường ngủ, giặt ga giường và rèm cửa thường xuyên cũng là cách làm giảm và phòng tránh ho về đêm hiệu quả.
Dùng máy tạo ẩm
Nếu phòng ngủ sử dụng điều hòa, máy sưởi thì bạn cần trang bị thêm máy tạo ẩm. Bởi điều hòa hay máy sưởi thường gây cảm giác khô da, khó chịu, kích thích các cơn ho. Lắp máy tạo ẩm sẽ giúp cân bằng độ ẩm, ngăn chặn tình trạng này. Nếu không có điều kiện trang bị máy tạo ẩm, bạn có thể thay thế bằng cách đặt chậu nước nhỏ trong phòng ngủ khi bật điều hòa, máy sưởi.
Những dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn, khiến nhiều người bỏ lỡ giai đoạn “vàng” để điều trị bệnh tốt nhất.
Nguồn: [Link nguồn]