Ho ra máu, triệu chứng cảnh báo bệnh nguy hiểm gì?
Một trong những biểu hiện mà người bệnh hay đi khám trong giai đoạn chuyển mùa đông là ho ra máu.
Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, giảng viên cao cấp Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội, ho ra máu là khi ho máu từ phổi thoát ra ngoài qua miệng. Ho ra máu có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm trùng nặng, ung thư và các tổn thương mạch máu trong phổi.
Ho ra máu được chia thành nhiều loại dựa trên lượng máu ho ra trong 24 giờ, nhưng trong một số trường hợp, kể cả bác sĩ cũng rất khó tiên lượng được trước.
(Ảnh minh họa).
Các nguyên nhân thường gặp
- Viêm phế quản cấp hoặc mạn
- Ung thư phổi
- Đường hô hấp bị tổn thương (giãn phế quản), đặc biệt là do xơ nang
- Viêm phổi
- Lao phổi
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Một số tình trạng ho ra máu có thể theo dõi tuy nhiên bạn cần khám ngay nếu:
- Ho máu kéo dài hơn 1 tuần
- Ho máu kèm đau ngực
- Ho máu kèm sút cân
- Ho máu kèm đổ mồ hôi đêm
- Ho máu kết hợp sốt trên 40 độ
- Ho máu kèm khó thở
Để phòng ho ra máu, mọi người nên điều trị sớm các viêm nhiễm đường hô hấp. Nếu bạn hút thuốc lá, hãy dừng lại. Đó là điều tốt nhất bạn có thể làm đối với bệnh ho ra máu và sức khỏe tổng thể của bạn.
Các triệu chứng báo hiệu trước khi bệnh nhân ho ra máu:
- Hồi hộp, khó chịu
- Cảm giác nóng ran ra sau xương ức
- Ngực bị đè nặng, khó thở
- Ngay trước khi ho ra máu bệnh nhân cảm thấy ngứa cổ họng, lợm giọng và cảm nhận được có vị tanh ở miệng
- Ngay trước khi ho ra máu bệnh nhân cảm thấy ngứa cổ họng, lợm giọng và cảm nhận được có vị tanh ở miệng
- Ngay trước khi ho ra máu bệnh nhân cảm thấy ngứa cổ họng, lợm giọng và cảm nhận được có vị tanh ở miệng
Khi ho ra máu sẽ quan sát được máu có bọt lẫn đờm, màu đỏ tươi và dần về sau máu có thể chuyển sang màu sẫm hơn. Lượng máu do người bệnh ho ra có thể tích trung bình từ tầm vài chục tới vài trăm ml. Ho nhiều máu là khi lượng máu ho ra trên 200ml. Có những trường hợp máu ho ra bị động tụ lại, gây cản trở đường hô hấp và làm bít tắc phế quản khiến cho bệnh nhân có phản ứng giãy giụa, ngạt thở.
Người bệnh có thể ho ra máu trong một vài giờ hoặc ho trong nhiều ngày. Những ngày đầu lượng máu sẽ nhiều và sau đó giảm dần theo thời gian. Ta có thể quan sát được màu sắc của máu, nếu máu chuyển màu nâu, xám hoặc bã đậu là báo hiệu đợt ho sắp kết thúc.
Bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu, uống khoảng 01 lít rượu mỗi ngày. Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân ho nhiều từng cơn, khạc ra máu đỏ...
Nguồn: [Link nguồn]