Ho dai dẳng, viêm họng kéo dài – Cảnh báo trào ngược đang ăn mòn hầu họng bạn
Bạn ho mãi không dứt, hết sáng lại đến tối ho. Đêm đi nằm cũng không thoát khỏi ho. Họng thì sưng đau, rát. Một năm 4 mùa thì cả 4 mùa bạn viêm họng. Dù đã dùng rất nhiều thuốc chống viêm, kháng sinh… nhưng không sao dứt điểm được tình trạng này. Bạn có chắc mọi nỗ lực đang làm là đúng? Bạn có bắt đúng cái rễ của mọi triệu chứng đang gặp là do trào ngược dạ dày không?
Trào ngược dạ dày – Thủ phạm giấu mặt gây ho, viêm họng dai dẳng
Dù không bị cảm cúm hay bệnh đường hô hấp nhưng bạn vẫn bị ho kéo dài tới cả tháng trời, thậm chí dẫn tới viêm họng mạn tính.
Theo thống kê, trào ngược dạ dày là 1 trong 3 nguyên nhân chính gây ho mạn tính (bên cạnh hen suyễn và bệnh đường hô hấp trên/ hội chứng chảy nước mũi sau), liên quan đến 41% trường hợp ho mạn tính. Đồng thời, có tới 70% trường hợp trào ngược dạ dày gặp các vấn đề về cổ họng, trong đó có viêm họng.
Người bệnh cần nhận biết rõ tình trạng ho do cảm cúm và ho do trào ngược dạ dày để có hướng điều trị đúng đắn nhất. Nếu do cảm cúm, ngoài ho thì người bệnh sẽ hay bị chảy nước mũi, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi… Còn với trào ngược, người bệnh sẽ có cảm giác bỏng rát ở họng, đầy bụng, buồn nôn, đau tức ngực… gây khó chịu nhiều. Đặc biệt, vào ban đêm, tình trạng ho có xu hướng tiến triển nặng hơn khiến bạn không có đêm nào ngủ sâu giấc.
Nếu không có nhận định chính xác về nguyên nhân, dù bạn dùng đủ loại thuốc: kháng viêm, chống phù nề, kháng sinh… thì ho, viêm họng chỉ giảm một thời gian lại tái phát và có diễn tiến nặng hơn. Thực tế, rất nhiều người chỉ khi có biểu hiện bệnh lý khác, đi thăm khám kĩ mới bất ngờ phát hiện ra nguyên nhân gây viêm họng mạn tính là do trào ngược dạ dày.
Trào ngược có dừng lại ở ho, viêm họng hay còn là hàng tá hệ lụy khôn lường phía sau?
Khi trào ngược xảy ra, dịch vị dạ dày thoát ra khỏi dạ dày, đi lên thực quản, họng và thanh quản… Pepsin trong dịch vị sẽ phá hủy chất nhầy bảo vệ niêm mạc ở cổ họng, tạo điều kiện cho axit HCL, dịch mật tiếp xúc và phá hủy niêm mạc họng. Theo thời gian, lớp niêm mạc mỏng manh này bị tổn thương, sưng phù nề.
Phản xạ ho xuất hiện nhằm bảo vệ đường thở khỏi sự gia tăng axit từ dạ dày lên thực quản. Ngoài ra, những giọt axit dạ dày rơi vào cổ họng cũng kích thích gây ho. Trào ngược kéo dài, niêm mạc họng tổn thương càng nặng, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm họng, làm bạn ho, đau rát họng nhiều hơn.
Ở người bệnh trào ngược, không đơn thuần là 1 triệu chứng ho, viêm họng mà sẽ kèm theo những biểu hiện khác như: Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, đau thượng vị, buồn nôn, nuốt nghẹn, khó thở… Việc bỏ qua không điều trị bệnh hay điều trị không đúng cách sẽ không mang lại hiệu quả. Triệu chứng dễ tái phát khi dừng thuốc hay dùng nhiều thuốc có thể gây tác dụng phụ, thậm chí gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh cho người bệnh.
Với sức tàn phá lớn của axit HCL, trào ngược còn hoành hành đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải gánh chịu vô số hệ lụy nghiêm trọng phía sau. Đó là: viêm đường hô hấp, chít hẹp thực quản, viêm thực quản, barrett thực quản… Đáng lo ngại hơn cả là Ung thư thực quản – Top 10 bệnh ung thư trên thế giới có tỷ lệ tử vong cao.
Đừng chỉ mải “cắt ngọn quên gốc”, xử lý đúng căn nguyên trào ngược và dễ dàng tạm biệt ho, viêm họng kéo dài
Đừng để mọi nỗ lực của bạn trở thành vô ích khi bạn vẫn đang mắc phải sai lầm là chỉ tập trung giảm ho, viêm họng. Mà bỏ quên rằng nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là trào ngược dạ dày. Chỉ khi kiểm soát được trào ngược thì ho, viêm họng sẽ tự chấm dứt. Do đó, việc quan trọng bạn cần làm lúc này là tìm ra đúng căn nguyên gây trào ngược và xử lý đúng cách, an toàn.
Theo Đông y, nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản là do “Can Vị bất hòa”- sự không hòa hợp về chức năng giữa gan (Can) và dạ dày (Vị), dẫn đến Can Uất - Vị Yếu gây ra 1 loạt chứng trạng gọi là “chứng khí nghịch” (trào ngược dạ dày thực quản). Đây chính là nền tảng để bài thuốc cổ phương Bình Can An Vị ra đời.
Trải qua hơn 50 năm nghiên cứu và hoàn thiện thêm, bài thuốc Bình Can An Vị đã mang tới niềm vui thoát trào ngược cho rất nhiều người bệnh nhờ cơ chế toàn diện, đúng căn nguyên gây bệnh. Cơ chế 5 trong 1: Tháo rỗng dạ dày; Hành khí – tiêu khí; Làm dịu thần kinh; Bồi bổ Can – Tỳ vị; Chống viêm, giảm đau, phục hồi vết loét sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng, mang lại hiệu quả bền vững, dài lâu.
Ngày nay, hội tụ mọi tinh hoa cổ phương kết hợp cùng dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, viên nén Stomach Reflux là giải pháp tiện lợi cho người bệnh trào ngược dạ dày. Với thành phần gồm 9 thảo dược quý, Stomach Reflux sẽ giảm nhanh triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, nóng rát cổ họng, đau thượng vị, ho, viêm họng… giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Sản phẩm thích hợp dùng cho người bị trào ngược ở mọi giai đoạn.
Đặc biệt nhờ cơ chế chuẩn Bình Can An Vị, việc tác động từ gốc, đúng căn nguyên trào ngược sẽ ngăn chặn bệnh tái phát, hạn chế biến chứng xấu do trào ngược dạ dày. Stomach Reflux không gây tác dụng phụ cũng như tương tác thuốc nên bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng đúng, đủ liệu trình để đạt hiệu quả tối ưu.
Ho, viêm họng kéo dài không đơn thuần do họng bạn yếu nữa, mà có thể ẩn sau đó một thủ phạm nguy hiểm chính là trào ngược dạ dày. Khi đã tìm đúng nguyên nhân, rõ căn nguyên thì việc trị bệnh sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Và chỉ với 4-6 viên Stomach Reflux mỗi ngày, hành trình thoát trào ngược sẽ được rút ngắn đáng kể và tạo một nền tảng vững chắc về sức khỏe dạ dày cho bạn.
Stomach Reflux – Hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày – thực quản Công dụng: Hỗ trợ giảm các triệu chứng: trào ngược dạ dày thực quản giúp giảm nỗi lo ợ chua, nóng rát cổ họng, đau vùng thượng vị, đầy trướng bụng. Cách dùng: Uống 2 viên/ lần, ngày 2 - 3 lần, uống sau khi ăn 30 phút, hoặc uống ngay khi có các biểu hiện của triệu chứng trào ngược. Website: https://stomach.vn/ Hotline: 1800 0097 (miễn cước) Số XNQC: 510/2021/XNQC-ATTP. Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Trào ngược dạ dày tái đi tái lại, khiến bạn luôn khó chịu và mệt mỏi. Sức khỏe hao mòn dần theo thời gian. Bạn tự hỏi phải chăng đây là bệnh mạn tính? Chữa trị như thế...
Nguồn: [Link nguồn]