Hiến xác: Nghĩa cử cao đẹp
Người ta nói chết là hết nhưng nếu ta đem than xác mình hiến cho khoa học để phục phụ cho sự sống thì cái chết đó lại thật sự có ý nghĩa.
Chiều 22/1, bộ môn giải phẫu Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức lễ gặp gỡ, tri ân cho những người hiến xác cho y học. Tại buổi lễ BS Hoàng Ngọc Vân cho biết số người đăng ký hiến xác ngày càng tăng từ 47 bộ năm 1997, năm khởi xướng đến nay là 4.300 bộ. Năm sau lại tăng hơn năm trước năm 2012 là 391 bộ thì năm 2013 là 438 bộ tăng 47 bộ.
Trong lời mở đầu buổi lễ BS Nguyễn Văn Đức, giảng viên bộ môn giải phẫu, cho biết Macchabée là một hình tượng văn hóa độc đáo, phổ biến ở các nước phương Tây, thể hiện tính đa dạng trong nghi lễ, hội hè, âm nhạc và nghệ thuật tạo hình. Lễ hội mang tính nhân bản sâu sắc, thể hiện sự thương tiếc và chúc phúc của những người sống cho những người đã khuất, qua đó gửi gắm khát vọng hạnh phúc và bình đẳng đến tất cả mọi người. Ở Việt Nam từ năm 1990, cố GS Nguyễn Quang Quyền đã lấy lễ Macchabée làm ngày lễ truyền thống của trường y để tri ân những người hiến xác.
Bà Nguyễn Thị Cúc, 88 tuổi, người đăng ký hiến xác
Phát biểu tại buổi lễ bà Nguyễn Thị Cúc, 88 tuổi, người đăng ký hiến xác, cho biết hiến xác là một nghĩa cử cao đẹp và đầy tính nhân văn. Trước đây, nhiều người cho rằng việc hiến xác là xúc phạm tới tâm linh, trái với đạo lý dân gian, với truyền thống của người Việt. Nhưng hiện nay khi khoa học ngày càng phát triển tri thức con người ngày càng được mở rộng thì việc hiến xác, hiến tạng lại là một nghĩa cử cao đẹp, một việc làm ý nghĩa và thiết thực.
Lễ dâng hương tri ân những người đã hiến xác
Thác là thể xác, hồn là tinh anh. Với những người nằm đây, họ dường như vẫn còn cả hai, vẫn còn đó thể phách với từng mạch máu, thớ cơ, từng bộ phận với những bài giảng và vẫn còn đó nét tinh anh trong mỗi dịp xuân về, trong mỗi dịp lễ tri ân truyền thống.