Hi hữu: Người đàn ông có trái tim phình to, lấp đầy cả khoang ngực
Đây là một trường hợp rất hiếm gặp, khiến nhiều người cảm thấy rất khó tin.
Trong một báo cáo được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh (BMJ), có một người đàn ông với trái tim phình to lấp đầy toàn bộ khoang ngực. Ông được chẩn đoán mắc một hội chứng hiếm gặp về tim ở người lớn.
Các bác sĩ giải thích rằng, tình trạng của người đàn ông này phổ biến ở trẻ sơ sinh – bệnh tim bẩm sinh Ebstein. Ông được đưa tới bệnh viện khám sau khi cảm thấy khó thở suốt 6 tháng.
Các bác sĩ tiến hành chụp X-quang ngực và thấy tim của bệnh nhân phình to. Bác sĩ thường gọi đây là tim phì đại.
Giáo sư tim mạch tại Đại học College London – Robert Anderson nói với trang Newsweek rằng: “Đây là một tình trạng rất hiếm xảy ra ở người lớn. Trái tim chiếm toàn bộ khoang ngực”.
Mặc dù tình trạng này hiếm gặp ở người lớn nhưng lại thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi. Bệnh nhân bị teo phổi nhưng vách ngăn tâm thất vẫn còn nguyên vẹn, tim trở nên phình to lấp đầy khoang ngực.
Giáo sư Anderson nói rằng, tình trạng này rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, vì tim to ra ép vào phổi, khiến phổi không thể hoạt động bình thường. Khi một đứa trẻ được phát hiện mắc phải tình trạng này, tiên lượng thường rất xấu.
Bệnh tim bẩm sinh Ebstein nguy hiểm như thế nào?
Dị tật tim bẩm sinh này xuất hiện ngay từ khi đứa trẻ sinh ra, chỉ tình trạng van giữa các buồng bên phải của tim (van 3 lá) không được đóng lại một cách chính xác.
Điều này có nghĩa là thay vì mở ra để máu có thể chảy từ buồng trên cùng của tim (tâm nhĩ phải) xuống buồng dưới cùng của tim (tâm thất phải), van 3 lá không thể di chuyển, dẫn tới máu bị rò rỉ ngược vào tâm nhĩ. Theo thời gian, tim trở nên phì đại, yếu dần và dẫn tới suy tim.
Bệnh viện Cleveland Clinic, Mỹ cho biết, có 1/20.000 trẻ sơ sinh mắc phải dị tật Ebstein, chiếm ít hơn 1% các dị tật tim bẩm sinh.
Trong trường hợp người lớn mắc phải tình trạng này, Bệnh viện Cleveland cho rằng, dị tật tim Ebstrin có xu hướng nhẹ. Khi tim phì đại, chức năng tim suy yếu và cần phải phẫu thuật.
Người đàn ông ở trên được điều trị bằng thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch máu. Sau đó, ông đã trải qua một cuộc phẫu thuật để cắt bỏ và điều chỉnh chứng phì động mạch trong tâm nhĩ trái. Ông cũng được thay van tim bằng van cơ học St.Jude 23mm.
Cuộc phẫu thuật diễn ra thành công, sức khỏe bệnh nhân ổn định và dần hồi phục.
Nguồn: [Link nguồn]
Trường hợp của người đàn ông này khiến ai cũng phải khiếp sợ trước biến chứng của tiểu đường.