Hãy học cách này để con không chết tức tưởi vì dị vật

Hầu như năm nào đến mùa nhãn, vải cũng có trẻ bị hóc hạt nhãn, hạt vải. Điều đáng buồn là những tai nạn này đều do thói quen bất cẩn của cha mẹ. Nhưng đáng buồn hơn là họ đã không biết cứu con mình thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Hãy học cách này để con không chết tức tưởi vì dị vật - 1

Cha mẹ cháu bé khóc vì không cứu được con

Tử vong vì bố mẹ không biết sơ cứu

Tin từ BV A Thái Nguyên cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận cháu bé 23 tháng tuổi bị tử vong trên đường đến Bệnh viện vì hóc hạt nhãn. BSCK II Đỗ Minh Thịnh, Giám đốc Bệnh viện cho biết, cháu bé được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngưng thở, các bác sĩ Hồi sức cấp cứu bệnh viện A với tinh thần “còn nước còn tát” đã nỗ lực hết sức nhưng cháu bé vẫn không qua khỏi.

Được biết, cháu bé 3 tuổi bị hóc hạt nhãn trong lúc gia đình đang cúng rằm. Đây là một tai nạn đáng tiếc. Theo các chuyên gia y tế, nếu biết sơ cứu cha mẹ có thể cứu con.

Tại Bệnh viện Nhi trung ương, các bác sĩ thường xuyên cấp cứu trẻ bị hóc dị vật, trong đó đặc biệt nguy hiểm là hóc dị vật đường thở với những hạt tròn, trơn như hạt nhãn, hạt vải, thạch. Với đặc điểm trơn, trượt chỉ cần sơ ý là hạt vải, hạt nhãn trượt vào bít đường thở có thể gây tử vong cho trẻ.

Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng cấp cứu nhiều cháu bị hóc thạch, hạt nhãn, hạt vải. Trường hợp của bé Nguyễn Gia B. 2 tuổi ở Kiến Xương, Thái Bình ăn vải, khi bố mẹ cháu không để ý, hạt vải hóc và bít vào đường thở. Thấy con khóc người tím tái, cha mẹ bé hoảng loạn đưa con vào bệnh viện mà không biết cách sơ cứu. Khi vào đến bệnh viện cháu đã tử vong nên bác sĩ không giúp được gì.

Hay như trường hợp bé Vũ Minh A.- Chương Mỹ, Hà Nội, mùa vải năm 2015 bé cũng hóc hạt vải và nhập viện được vài phút. Mặc dù bác sĩ lấy được hạt vải ra nhưng cháu đã tử vong do ngưng tuần hoàn, ngừng thở trước khi vào viện dù nhà cháu chỉ cách bệnh viện 10 phút.

Trường hợp may mắn thoát chết khi hóc hạt vải như bé Bùi Gia Huy, 2,5 tuổi, Hòa Bình nhập cấp cứu bệnh viện Nhi trung ương hồi tháng 7 vừa qua là do mẹ bé biết cách sơ cứu con.

Mẹ của bé Huy khi đang ăn quả vải cùng mọi người, đột nhiên thấy cháu Minh ho sặc sụa, tím tái và khó thở. Mẹ cháu hoảng hốt theo phản xạ vội móc tay vào miệng con, vô tình khiến cháu càng khó thở, tím tái và chảy máu vùng miệng.

Trong giây phút đó, dù khi ấy vô cùng sợ hãi nhưng mẹ cháu chợt nhớ đến kỹ thuật xử trí dị vật đã từng được xem trên ti vi nên đã cho bé Huy nằm sấp đầu thấp đồng thời vỗ vào lưng, sau đó cho cháu nằm ngửa và ấn vào vùng ngực của bé mấy nhát. Sau khi thực hiện 2 động tác trên, hạt vải đã bật ra ngoài, sau đó cháu khóc to, đỡ khó thở và tím tái.

Nhờ có cách sơ cứu này mà bé Huy đã không bị dị vật bít đường thở.

Các bước cơ bản phải nhớ khi sơ cứu hóc dị vật

Thạc sĩ Lương Quốc Chính – Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai cho biết, dị vật đường hô hấp ở trẻ các bác sĩ gặp hàng ngày. Không chỉ có thức ăn mà ngay cả các đồ vật trong nhà cũng trở thành kẻ “giết người” với trẻ em. Vì thế ngoài việc quan sát trẻ, cha mẹ cần biết các cách sơ cứu dị vật, đặc biệt là đường thở cho trẻ, để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Hãy học cách này để con không chết tức tưởi vì dị vật - 2

Các bước cấp cứu hóc dị vật đường thở: Đẩy bụng (Heimlich - ảnh - H6): Ngồi hoặc đứng sau trẻ, hai tay ôm quanh eo trẻ, nắm một bàn tay và đặt lên bụng (vùng thượng vị), bàn tay kia bọc lấy bàn tay nắm. Đẩy và kéo bụng vào trong và lên trên 5 lần. - Kĩ thuật hồi sinh tim, phổi khi trẻ ngừng tuần hoàn (ảnh - H7): Thổi ngạt 2 lần: Bóp chặt mũi trẻ, miệng trùm lên miệng trẻ, nhẹ nhàng thổi ngạt 2 lần. Sau đó ép ngực 30 lần: Gót một bàn tay đặt trên xương ức trẻ, gót bàn tay kia đặt lên bàn tay trên xương ức, các ngón của bàn tay đan với nhau.

Thạc sĩ Chính cho biết quy trình cấp cứu dị vật đường thở có nhiều cách, tùy thuộc vào tình huống và tuổi của trẻ. Theo thói quen cha mẹ thường thấy con hóc là móc tay vào lấy dị vật ra nhưng cách này nguy hiểm, vô hình ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Khi gặp tình huống này, trước tiên, cha mẹ phải đánh giá tình hình. Dựa vào đặc điểm cụ thể ví dụ trẻ đang ho hoặc nôn khan điều này có nghĩa rằng đường thở của trẻ chưa bị tắc nghẽn hoàn toàn.Vì vậy trẻ không thiếu oxy hoàn toàn, cha mẹ khuyến khích trẻ tiếp tục ho vì ho là cách giải phòng bất cứ tắc nghẽn nào.

Nếu trẻ nhỏ không thể khóc hoặc kêu la thì chứng tỏ đường thở đã bị tắc nghẽn hoàn toàn và trẻ sẽ không thể tự loại bỏ tắc nghẽn khi ho. Các triệu chứng khác chứng tỏ đường thở bị tắc nghẽn bao gồm:

- Trẻ phát ra âm thanh kỳ cục, the thé hoặc không thể phát ra âm thanh nào được


- Nắm chặt cổ họng


- Da chuyển mầu đỏ ửng hoặc xanh


- Môi và móng tay chuyển mầu xanh


- Bất tỉnh

Ngay khi bạn xác định chắc chắn trẻ nhỏ bị nghẹt thở, bước tiếp theo bạn cần làm ngay là tiến hành sơ cứu khẩn cấp. Nếu bị thiếu oxy quá lâu thì trẻ sẽ mất ý thức và có thể bị tổn thương não hoặc thậm chí tử vong.

Có thể dùng phần cuối của bàn tay (gót bàn tay) vỗ mạnh vào lưng nạn nhân 5 lần riêng biệt tại vị trí giữa hai bả vai. Khi vỗ lưng cần đảm bảo việc vỗ lưng đủ mạnh và mỗi lần vỗ lưng được tách biệt. Cố gắng đánh bật dị vật ra với mỗi lần vỗ lưng. Sau đó đánh giá tình trạng cải thiện sau mỗi lần vỗ lưng.

Các bước cấp cứu hóc dị vật đường thở: 

Đẩy bụng: Ngồi hoặc đứng sau trẻ, hai tay ôm quanh eo trẻ, nắm một bàn tay và đặt lên bụng (vùng thượng vị), bàn tay kia bọc lấy bàn tay nắm. Đẩy và kéo bụng vào trong và lên trên 5 lần. 

Kĩ thuật hồi sinh tim, phổi khi trẻ ngừng tuần hoàn: Thổi ngạt 2 lần: Bóp chặt mũi trẻ, miệng trùm lên miệng trẻ, nhẹ nhàng thổi ngạt 2 lần. Sau đó ép ngực 30 lần: Gót một bàn tay đặt trên xương ức trẻ, gót bàn tay kia đặt lên bàn tay trên xương ức, các ngón của bàn tay đan với nhau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo P.Thúy (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN