Hạt cau trị giun sán, đầy trướng bụng

Sự kiện: Sống khỏe

Cây cau được trồng rất nhiều tại nước ta, đặc biệt là vùng nông thôn. Không chỉ được sử dụng nhiều trong các ngày lễ Tết, giỗ, rằm, cau nhiều tác dụng trị bệnh, đặc biệt là hạt cau.

Theo Đông y, hạt cau vị cay, đắng, tính ôn; vào kinh vị và đại tràng. Có tác dụng sát trùng, tiêu tích hành khí, lợi thủy. Chữa giun sán ký sinh đường ruột, thực tích khí trệ, bụng đầy táo bón, tả lỵ mót rặn, phù cước khí sưng đau. Liều dùng: 8-24g; có thể dùng liều cao từ 60-120g.

Hạt cau trị giun sán, đầy trướng bụng - 1

Hạt cau

Trị sán, giun kim, giun đũa, đau bụng.

Bài 1: hạt cau 30g, hạt bí ngô 30g. Hạt bí đỏ nghiền thành bột, sắc nước hạt cau pha uống. Trị sán.

Bài 2: hạt cau 20g, vỏ lựu 12g, hạt bí đỏ12g. Sắc nước, uống lúc đói. Trị giun kim.

Bài 3: hạt cau 8g, sơn tra 16g. Sắc uống 7-9 ngày. Trị đầy hơi trướng bụng.

Bài 4: hạt cau 5g, hắc sửu 4g, mộc hương 4g, nhân trần 5g, tạo giác 3g. Tất cả tán bột mịn, làm viên hoàn 3g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước, trước bữa ăn. Uống 5-7 ngày. Trị đầy hơi trướng bụng.

Lợi niêu, tiêu sưng. Trị cước khí thuỷ thũng, tiểu tiện khó.

Bài 1: hạt cau 16g, mộc qua 12g, ngô thù 4g, tía tô 4g, trần bì 6g, cát cánh 8g, gừng sống 8g. Sắc uống. Trị hàn thấp cước khí thời kỳ đầu, chân đùi sưng đau hoặc tức ngực buồn nôn.

Bài 2: hạt cau 9g, đại phúc bì 9g, mộc qua 9g, hạt cải củ 9g, tang bạch bì 9g, tô tử 6g, kinh giới tuệ 6g, ô dược 6g, trần bì 6g, chỉ xác 6g, gừng tươi 6g, trầm hương 2g. Sắc chia uống 3 lần trong ngày. Trị chân sưng phù.

Hạ khí, thông tiện. Trị khí trệ hơi đưa ngược lên, đại tiện khó, bụng trướng đầy, lỵ mót rặn.

Bài 1: mộc hương 4g, binh lang 12g, chỉ xác 8g, hoàng bá 12g, ngô thù 4g, tam lăng 8g, nga truật 8g, thanh bì 8g, trần bì 8g, đại hoàng 12g, hương phụ 12g, khiên ngưu 12g, mang tiêu 12g. Mang tiêu để riêng. Sắc các vị thuốc còn lại sau hòa mang tiêu, uống. Trị đau bụng, táo, lỵ, viêm ruột thời kỳ đầu.

Bài 2: mộc hương, binh lang, thanh bì, trần bì, nga truật, hoàng liên mỗi loại 3g; hoàng bá 10g, đại hoàng 10g, hương phụ sao 12g, khiên ngưu 12g. Tất cả tán bột mịn làm hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 6-10g. Trị táo bón bụng đầy do thực tích khí trệ.

Bài 3: binh lang, chỉ thực, ô dược, mộc hương liều lượng bằng nhau. Tất cả tán bột mịn làm hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 6-10g chiêu bằng nước đun sôi. Trị khí trệ, đau bụng, đại tiện khó.

Trị sốt rét: hạt cau 3g, thường sơn 6g, thảo quả 2g, cát căn 5g. Sắc uống.

Kiêng kỵ: Hạt cau vừa có tác dụng trị giun, vừa có tác dụng tẩy nhẹ; nhưng phá khí hạ hành mạnh nên người thể hư không nên dùng.

Gần như 100% người Việt bỏ phí loại hạt quý như vàng đối với hệ tiêu hóa

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, tuy đây không phải là một vị thuốc trong Đông Y nhưng rất giàu chất xơ, chất chống oxy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lương y Thảo Nguyên (Sức Khỏe & Đời Sống)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN