Halle Berry từng ngất trên sóng truyền hình vì tiểu đường tuýp 2, cần chú ý những dấu hiệu gì?
Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến rối loạn hệ thống tuần hoàn, thần kinh và miễn dịch.
Halle Berry là nữ diễn viên người Mỹ, cựu người mẫu thời trang và là nữ hoàng sắc đẹp một thời. Berry từng đạt giải quả cầu vàng cho phim Introducing Dorothy Andridge và một giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn trong phim Monster’s Ball.
Trong một lần khi tham gia chương trình Living Dolls, Halley Berry đã bị ngất xỉu và được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Sau khi phát hiện mình bị bệnh, cô phải liên tục bổ sung insulin trong nhiều năm liền và thực hiện một chế độ ăn uống, kiêng khem và tập luyện vô cùng chặt chẽ.
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, có 2 vấn đề cốt yếu gây nên căn bệnh này. Đầu tiên là tuyến tụy không sản xuất đủ insulin – một loại hormone điều chỉnh sự di chuyển của đường vào tế bào và thứ hai là các tế bào phản ứng kém với insulin và hấp thụ ít đường hơn.
Bệnh tiểu đường thường khởi phát ở tuổi trưởng thành, nhưng cả bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2 đều có thể bắt đầu từ thời thơ ấu. Tuýp 2 phổ biến hơn ở người lớn tuổi và không có cách nào có thể chữa khỏi bệnh nhưng giảm cân, ăn uống điều độ và tập thể dục có thể giúp người bệnh kiểm soát bệnh tốt hơn.
Các triệu chứng thường gặp
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường phát triển chậm. Trên thực tế, người bệnh có thể sống chung với với bệnh trong nhiều năm mà không hề hay biết. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
- Thường xuyên khát nước
- Đi tiểu liên tục
- Luôn có cảm giác đói bụng
- Giảm cân ngoài ý muốn
- Mệt mỏi
- Tầm nhìn giảm sút
- Vết thương lâu lành
- Nhiễm trùng thường xuyên
- Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bản chân
- Vùng da ở cổ và nách bị sạm đen
Các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chính, bao gồm tim. Mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận. Các biến chứng tiềm ẩn của bệnh tiểu đường và các bệnh đi kèm bao gồm:
- Bệnh tim và mạch máu: Bệnh tiểu đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, cao huyết áp và thu hẹp mạch máu.
- Tổn thương dây thần kinh ở các chi: Lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể làm tổn thương hoặc phá hủy các dây thần kinh, dẫn đến ngứa ran, tê, rát, đau hoặc mất cảm giác, thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần lan tỏa.
- Tổn thương dây thần kinh khác: Tổn thương các dây thần kinh của tim có thể khiến nhịp tim không đều. Tổn thương dây thần kinh trong hệ tiêu hóa gây nên các vấn đề như buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, tổn thương này có thể gây rối loạn cương dương.
- Bệnh thận: Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi, phải lọc máu hoặc ghép thận.
- Tổn thương mắt: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về mắt, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc, có khả năng dẫn đến mù lòa.
- Tình trạng da: Bệnh tiểu đường khiến bệnh nhân dễ mắc các vấn đề về da hơn, bao gồm cả nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
- Chứng ngưng thở lúc ngủ: Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường gặp ở những người mắc tiểu đường tuýp 2. Béo phì cũng có thể là yếu tố chính góp phần gây ra cả hai tình trạng này. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ việc điều trị chứng ngưng thở khi ngủ có giúp cản thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu hay không.
- Chứng mất trí nhớ: Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các rối loạn khác gây ra chứng sa sút trí tuệ. Việc kiểm soát lượng đường trong máu kém có liên quan đến sự suy giảm nhanh chóng hơn về trí nhớ và các kĩ năng tư duy khác.
Nguồn: [Link nguồn]