Hai mẹ con cùng mắc ung thư vú, những sự thật cần biết về căn bệnh này
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện của bệnh ung thư và yếu tố di truyền là một trong số đó.
Cô Wei 47 tuổi người Trung Quốc trong một lần đi tắm cô cảm thấy có một cục cứng ở ngực trái nhưng không đau nên cô không để ý đến nó suốt một thời gian dài. Trong một lần khám sức khỏe định kì, cô được chuẩn đoán mắc ung thư vú.
Bác sĩ khám cho bà Wei đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị ung thư vú, vậy nên bác sĩ đã yêu cầu bà Wei dẫn con gái đến kiểm tra đề phòng sự di truyền của ung thư. Không ngờ, Xiao Yuan – con gái bà Wei cũng có một khối u ở ngực, cũng được chuẩn đoán mắc ung thư vú và thậm chí tình hình còn nghiêm trọng hơn với di căn bạch huyết nách.
Vì sao mẹ ung thư lại di truyền cho con gái?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện của bệnh ung thư, và yếu tố di truyền là một trong số đó. Bản thân ung thư vú không di truyền, nhưng các gen nhạy cảm liên quan đến ung thư vú được di truyền. Hiện nay, có hơn 10 đột biến gen liên quan đến ung thư vú, trong đó phổ biến nhất là BRCA1 và BRCA2. Dữ liệu lâm sàng cho thấy bệnh nhân ung thư vú mang gen BRCA1/2 có 50% xác suất di truyền gen gây bệnh cho thế hệ con cháu, so với người không mang đột biến gen BRCA1/2, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú trong suốt cuộc đời của họ sẽ tăng 10% - 20 lần, lên tới 87% và nguy cơ ung thư buồng trứng cũng sẽ vượt quá 40%.
Không thể bỏ qua yếu tố môi trường
Cùng một loại ung thư trong gia đình thì hầu hết đều liên quan đến thói quen sinh hoạt không tốt. Lấy ví dụ về ung thư dạ dày, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là nguyên nhân có nguy cơ cao dẫn đến ung thư dạ dày. Nếu nhiễm HP do thói quen sinh hoạt không lành mạnh và lây truyền cho nhau trong gia đình thì lâu dần sẽ dẫn đến ung thư dạ dày cho nhiều người thân trong gia đình.
Một ví dụ khác là ung thư phổi, nếu trong gia đình có thói quen hút thuốc chung hoặc bị kích thích bởi khói thuốc thụ động và thụ động trong thời gian dài, rất dễ khiến nhiều người mắc bệnh ung thư phổi.
Cần lưu ý rằng, ngay cả khi bạn thừa hưởng gen nhạy cảm, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư 100%. Nếu gia đình có tiển sử mắc ung thư thì các thành viên trong gia đình nên tiến hành xét nghiệm gen nhạy cảm di truyền, có thể dự đoán và đánh giá nguy cơ ung thư liên quan, giúp hình thành kế hoạch quản lý sức khỏe, đạt được chẩn đoán sớm và điều trị sớm bệnh ung thư.
Đề phòng ung thư vú
Khi một người thân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, nguy cơ ung thư di truyền tăng gấp ba lần và khi hai người thân được chẩn đoán, nguy cơ ung thư di truyền tăng khoảng bảy lần. Xét nghiệm di truyền được khuyến nghị cho những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, chụp nhũ ảnh và siêu âm thường xuyên được khuyến nghị cho các nhóm có nguy cơ cao.
Để phòng ngừa ung thư vú, cần chú ý bỏ hút thuốc và uống rượu, ăn uống điều độ, tránh chế độ ăn nhiều đường và nhiều chất béo, hạn chế cảm giác lo âu và các cảm xúc tiêu cực khác. Bệnh nhân ung thư vú thường có nốt sần ở vú, tiết dịch ở núm vú, biến dạng và loét quầng vú, da sần vỏ cam hoặc những bất thường giống như lúm đồng tiền.
Với sự phát triển của y học, ung thư vú hiện nay có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm. Những bệnh nhân bị ung thư vú thường có các dấu hiệu cảnh báo,...
Nguồn: [Link nguồn]