Hai mẹ con cấp cứu vì thai nhi 35 tuần đạp bong nhau thai

Đang ngủ, chị Nguyễn Thị H - Thanh Xuân, Hà Nội cảm nhận rõ con trai 35 tuần trong bụng đạp mạnh, một lát sau chị thấy máu chảy ồ ạt từ âm đạo. Cả nhà hốt hoảng đưa mẹ con chị vào viện cấp cứu.

Thai nhi đạp bong nhau

Tại bệnh viện Phụ sản Trung ương mỗi ngày có khoảng 5 đến 7 sản phụ mắc chứng bong nhau non phải mổ cấp cứu để cứu cả mẹ và con. Vào thời điểm giao mua từ mùa thu sang mùa đông là thời điểm bệnh dễ xảy ra nhất.

Chị H. vẫn chưa hết bàng hoàng vì tai nạn đáng tiếc xảy ra với chị và con trai. Chị H. đang mang thai được 35 tuần. Cách đây 1 tuần, chị đi siêu âm em bé được 3,2 kg, nhau thai quấn cổ 1 vòng, em bé khỏe, không có dị tật. Vợ chồng chị hồi hộp chờ ngày sinh con.

Hai mẹ con cấp cứu vì thai nhi 35 tuần đạp bong nhau thai - 1

Bong nhau thai dễ xảy ra ở thời điểm giao mùa hiện nay.

Đêm ngày 15/10, chị H. đang chuẩn bị đi ngủ, chị H. còn cảm nhận rõ được con trai đang đạp. "Con chị đạp khỏe lắm, cháu bé đạp người bên ngoài còn nhìn rõ bụng động đậy. Đi siêu âm, bác sĩ còn cảnh báo đạp khỏe nhau thai có thể tự tháo ra hoặc quấn chặt hơn. Tuy nhiên thấy con đạp khỏe nên bố mẹ cũng an tâm con khỏe mạnh. Nào ngờ tại nạn lại ập đến, khi chuẩn bị đi ngủ, thằng bé vẫn đạp thình thịch trong bụng. 5 phút sau, tôi thấy máu chảy từ âm đạo".

Dù gia đình thuê xe đưa chị vào bệnh viện nhưng đến viện mổ cấp cứu vẫn không cứu được đứa trẻ. Đứa bé đã tử vong vì thiếu ô xy.

Trường hợp của chị Bùi Thu Ng. trú tại Cửa Nam, Hà Nội may mắn hơn chị H. Chị Ng. bị bong nhau non khi thai nhi được 31 tuần tuổi. Em bé lúc ấy được 1,9kg. 

Khi thấy máu chảy ở âm đạo, chị Ng. được người nhà đưa đi cấp cứu. Các bác sĩ ở bệnh viện mổ lấy thai. Cháu bé bị suy hô hấp nhưng sau hơn 1 tháng điều trị cháu bé đã ra viện và nặng 2,7kg. 

Chị Ng. hạnh phúc cho biết "cháu bị ảnh hưởng của việc bong nhau non, hay viêm đường ô hấp. Nhưng chị và gia đình vẫn hạnh phúc vì cháu bé tăng cân tốt".

Cần đến viện gần nhất

Bác sĩ Nguyễn Văn Hà - Khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết trường hợp của chị H. chỉ là một trong nhiều trường hợp bị bong nhau non nhưng đến viện quá trễ khiến em bé tử vong từ trong bụng mẹ. Nếu chị H. và gia đình vào viện nào gần nhà nhất có thể cứu được cả em bé.

Bác sĩ Hà cho biết vào thời điểm giao mua giữa mùa thu và mùa đông, gió mùa đông bắc về là thời điểm sản phụ dễ bị bong nhau non nhất. Mọi người thường cho rằng do đứa trẻ đạp mạnh làm bong nhau nhưng trên nghiên cứu đến nay vẫn chưa rõ cụ thể nguyên nhân dẫn tới bong nhau non là gì.

Lý giải hiện tượng bong nhau non, bác sĩ Hà cho biết bong nhau non là tình trạng nhau thai rời một phần hoặc hoàn toàn khỏi tử cung trước khi bé chào đời. Tình trạng này cản trở khả năng tiếp nhận oxy và dinh dưỡng đến bào thai, gây nên sinh non hoặc thai chết lưu.

Theo thống kê, tỷ lệ đứt nhau thai là 1/200 thai phụ với các cấp độ khác nhau. Nó thường phổ biến trong quý III nhưng cũng có thể xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ.

Triệu chứng của bong nhau non là chảy máu âm đạo. Phần lớn trường hợp, thai phụ sẽ bị ra máu, từng giọt máu rải rác có thể quan sát bằng mắt thường hoặc máu đột nhiên trào ra. Cũng có khi, máu ra ít, bị giữ lại trong tử cung (sau nhau thai) nên thai phụ không thấy triệu chứng ra máu. Nhiều thai phụ còn bị đau lưng kèm theo.

Nếu nghi ngờ nhau thai bị đứt, thai phụ nên nhập viện sớm để bác sĩ tiến hành siêu âm, kiểm tra nhịp tim thai. Siêu âm thường không thể chẩn đoán được nếu vết đứt quá nhỏ. 

Khi bị bong nhau non di chuyển đến bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị có thể phẫu thuật gần nhất để cấp cứu cho mẹ và bé. Trong trường hợp này nếu sản phụ và gia đình chọn bệnh viện lớn, xa nhà di chuyển khó khăn có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Khi ra máu ở âm đạo bất thường, ngoài bong nhau non còn có liên quan đến bệnh truyền nhiễm, polyp tử cung, vết rách trong âm đạo hoặc nguyên nhân khác. Các bác sĩ sẽ kiểm tra để tìm hiểu cụ thể nguyên nhân để có biện pháp tốt nhất cho sản phụ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ngọc (Infonet.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN