Hai ly cà phê mỗi ngày, đánh bại căn bệnh không thuốc chữa?
Nghiên cứu mới từ Úc và Mỹ cho thấy cà phê làm chậm tốc độ tích tụ chất độc hại Aβ-amyloid trong não bộ.
Các nhà khoa học đã xem xét mức độ uống cà phê và tỉ lệ suy giảm nhận thức ở 227 người lớn tuổi trong suốt 126 tháng và phát hiện ra khác biệt lớn giữa việc uống 1 - 2 ly cà phê mỗi ngày hoặc không uống.
"Kết quả cho thấy mối liên hệ giữa cà phê và một số dấu hiệu quan trọng liên quan đến bệnh Alzheimer" - chuyên gia Samatha Gardener của Trường ĐH Edith Cowan, người dẫn đầu nghiên cứu, cho hay.
Uống cà phê mỗi ngày, ít nhất là 2 ly, đặc biệt có lợi cho não bộ (Ảnh minh họa từ Internet)
Theo bà Gaderner, đặc trưng của bệnh Alzheimer là sự suy giảm tiến triển về khả năng học tập, trí nhớ và một số mặt nhận thức khác, liên quan đến sự lắng đọng ngoại bào của protein Aβ-amyloid, tích tụ trong não bộ dẫn đến viêm thần kinh, mất đi các khớp nối thần kinh và chết tế bào thần kinh.
Theo Sci-News, nghiên cứu đã cho thấy người uống cà phê có nguy cơ suy giảm nhận thức thấp hơn hẳn những người không uống nhờ ngăn chặn việc tích tụ Aβ-amyloid trong não.
Các tác giả khuyên nếu chúng ta chỉ uống 1 ly cà phê/ngày, hãy tăng lên 2 bởi so với người uống 1 ly, người uống 2 ly giảm thêm được 8% nguy cơ suy giảm nhận thức trong vòng 18 tháng, riêng tốc độ tích tụ Aβ-amyloid giảm được 5%.
Alzheimer và nhóm bệnh suy giảm nhận thức - mất trí nhớ khác đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong sớm hàng đầu và vẫn chưa có thuốc chữa.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Frontiers of Aging Neuroscience.
Những người uống nhiều cà phê hoặc trà có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 32% và nguy cơ sa sút trí tuệ thấp hơn 28% so với...
Nguồn: [Link nguồn]