Hại gan, chảy máu dạ dày vì rượu tắc kè

Tắc kè chỉ là vị thuốc chứ không phải là bài thuốc, khi dùng phải bổ sung tùy theo chứng bệnh của bệnh nhân.

Hỏi: Tôi có 23 con tắc kè nhỏ để ngâm rượu nhưng tôi bị đau khớp, lại không uống được rượu và không tìm được loại rượu nặng để ngâm, nhiều người bảo tôi  mua cồn về cho lẫn vào rượu để ngâm đủ sức cho tắc kè ngấm ra. Tôi rất phân vân chưa biết nên làm thế nào. Mong tòa soạn tư vấn (Nguyễn Xuân Nghĩa - Phố Vọng, phường Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam trả lời:

Tắc kè có tên thuốc là cáp giới. Người ta ít dùng toàn thân để làm thuốc mà chỉ dùng đuôi là chính. Tắc kè có vị mặn, tính bình, vào kinh phế và thận, có tác dụng bổ âm huyết, trợ dương, bổ phế thận, cắt cơn hen suyễn, dùng điều trị ho lâu ngày, ho ra máu, điều hòa kinh nguyệt, trị liệt dương 3 - 6g/ngày.

Hại gan, chảy máu dạ dày vì rượu tắc kè - 1

Tắc kè chỉ là vị thuốc chứ không phải là bài thuốc, khi dùng phải bổ sung tùy theo chứng bệnh của bệnh nhân.

Tắc kè chỉ là vị thuốc chứ không phải là bài thuốc, khi dùng phải bổ sung tùy theo chứng bệnh của bệnh nhân. Có hai cách dùng: Chặt đầu, bỏ mắt, moi bỏ gan ruột (chỉ lấy dạ dày) tẩm rượu nướng hơi có màu vàng, cho vào rượu 40 - 50o để ngâm.

Tuyệt đối không được dùng cồn hoặc pha cồn vào rượu để ngâm vì dễ gây chảy máu dạ dày, hại gan. Tắc kè ít dùng chữa bệnh thấp khớp, chỉ dùng khi khí huyết ứ lại. Khi dùng phải phối hợp với các vị hành huyết và khu hàn (trừ hàn) mới có kết quả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo T.H (Kiến thức)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN