Hà Nội thêm hơn 2.000 ca sốt xuất huyết trong 1 tuần
Trong tuần qua, thành phố Hà Nội ghi nhận 2.237 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30/30 quận, huyện, thị xã (giảm 239 ca so với tuần trước đó).
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 17 đến 24-11), trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.237 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (giảm gần 240 ca so với tuần trước đó và giảm khoảng 400 ca so với những tuần cuối tháng 10 và đầu tháng 11-2023).
Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong tuần dẫn đầu là Hà Đông với 272 ca, tiếp đến là Thanh Oai (191 ca), Phú Xuyên (160 ca), Đống Đa (132 ca).
Như vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội ghi nhận 35.726 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 4 ca tử vong.
Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện.
Ngoài ra, đến nay, thành phố đã ghi nhận 1.876 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện, còn 116 ổ dịch đang hoạt động tại 22 quận, huyện, thị xã.
CDC Hà Nội dự báo, dù số ca mắc giảm nhưng tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Thậm chí, số mắc ghi nhận vẫn ở mức cao trong những tuần tiếp theo, nguy cơ có thêm các trường hợp nặng và tử vong liên quan đến bệnh sốt xuất huyết.
Do đó, người dân không được chủ quan mà cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế.
CDC Hà Nội khuyến cáo, dù số mắc sốt xuất huyết ghi nhận giảm ở 3-4 tuần trở lại đây song vẫn ở mức cao, vì vậy người dân không được chủ quan.
Theo các bác sĩ, 2 biến chứng thường gặp nặng của sốt xuất huyết là tình trạng cô đặc máu dẫn đến tụt huyết áp và sốc và biến chứng hạ tiểu cầu máu.
Biến chứng cô đặc máu thường gặp hơn và có diễn biến nhanh chóng, nguy hiểm hơn rất nhiều so với biến chứng hạ tiểu cầu. Vì vậy, người bệnh và bác sĩ cũng cần hết sức chú ý.
Tử vong do sốt xuất huyết chỉ là thứ yếu, còn nguyên nhân chủ yếu là do cô đặc máu thành mạch gây sốc sốt xuất huyết. Những trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo bắt buộc phải nhập viện để theo dõi, điều trị bù dịch theo phác đồ.
Nếu chúng ta không nhận biết được sớm dấu hiệu cảnh báo, không điều trị đúng có thể diễn biến rất nhanh, dẫn đến tử vong.
Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm tình trạng thoát dịch và tăng dẫn ống thành mặt. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, đau tức vùng gan, vật vã, li bì, lơ mơ.
Khi xét nghiệm máu có thể cho thấy tình trạng cô đặc máu hoặc siêu âm có thể thấy thoát dịch màng phổi, màng bụng. Dấu hiệu của hạ tiểu cầu như chảy máu tự nhiên, chảy máu chân răng, rong kinh, chảy máu mũi..., xét nghiệm máu cho thấy hạ tiểu cầu.
Nguồn: [Link nguồn]
Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết trong tuần qua, dẫn đầu là Hà Đông với 186 ca, tiếp đến là Thanh Oai (185 ca), Đống Đa (164 ca), Hoàng Mai (160 ca), Quốc...