GS Trương Nguyện Thành chia sẻ về cuộc chiến trong những ngày nhiễm Covid-19
“Tất cả những triệu chứng về Covid-19 tôi trải qua nhưng may mắn là khá nhanh chóng”, GS. Trương Nguyện Thành kể.
Mỹ đang là quốc gia có số mắc và tử vong do Covid-19 nhiều nhất thế giới. Tính đến 8h15 ngày 13/4, Mỹ ghi nhận 560.402 người mắc trong đó có 22.105 người tử vong.
Là người đang sinh sống tại Mỹ, Giáo sư Trương Nguyện Thành, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, TP.HCM đã có những chia sẻ về những ngày khó quên, khi biết mình bị nhiễm Covid-19.
Giáo sư Trương Nguyện Thành. Ảnh: Facebook nhân vật
“Hai tuần trước tôi có đăng một tấm hình mang găng tay, đeo khẩu trang đi chợ. Nghĩ rằng mình cẩn thận như thế là đủ nhưng những gì đã xảy ra trong hai tuần qua chứng minh tôi cũng có điểm mù. Hai ngày sau thì siêu thị ấy đóng cửa vì có nhân viên bị nhiễm Covid-19 và tôi cũng ngã bệnh.
Ở Mỹ không có khu cách ly tập trung, không ép phải sống cách ly, nhưng tôi cũng tìm một nơi sống cách ly để không ảnh hưởng đến gia đình và người xung quanh. Bắt đầu tôi cảm giác cổ họng mình bị rát rất khó chịu, kế đến là sốt suốt hơn một ngày và rồi ho khan.
Tất cả những triệu chứng về Covid-19 tôi trải qua nhưng may mắn là khá nhanh chóng. Chỉ có đờm trong phổi, nó có sức bám khá lạ so với các cúm thường. Do đó, chất nhờn này sẽ làm người rất khó thở. Tôi hiểu được Covid-19 giết người không trực tiếp mà nó tấn công phổi tạo ra chất nhờn làm phổi mất dần khả năng hô hấp khí oxy cần thiết đến một mức nào đó thì cơ thể không thể duy trì sự sống. Nó như chết chìm từ bên trong. Vì thế, những người phổi yếu có nguy cơ tử vong cao nhất với Covid-19. Sau 4-5 ngày thì sức khỏe của tôi hồi phục từ từ chứ không nhanh chóng như các cúm mùa. Khi thấy mình khỏe nhiều tôi mới đi xét nghiệm. Khi biết mình âm tính với virus gây Covid-19 tôi mới an tâm về nhà”, GS Thành chia sẻ.
Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen cho biết, khi bị nhiễm Covid-19, khả năng tập trung cũng như sức khỏe của ông kém đi nhiều. Ông có muốn đọc sách cũng không đọc được. Ông có muốn tập thể dục cũng không có sức để tập.
“Cũng may tôi nhận thức được nếu không có tiêu cực (làm biếng) thì không có tích cực (siêng năng), nếu không có mềm dẻo thì sẽ không có cứng rắn, nếu không vô vọng thì làm sao tìm thấy tia sáng của hy vọng. Tôi cứ thoải mái làm biếng, thoải mái ăn rồi ngủ, coi phim, không làm gì cả. Không phải suy nghĩ gì hay làm công việc gì mà chỉ lắng nghe cơ thể mình nói chuyện với mình. Có lẽ nhờ thế mà tôi hồi phục khá nhanh. Giờ thì tôi khỏe rồi”, GS Trương Nguyện Thành kể.
Theo GS. Trương Nguyện Thành, hiện tại cho dù trong người ông miễn nhiễm nhưng cũng phải sống cách ly xã hội vì không muốn mang nguy cơ nhiễm bệnh cho người thân.
“Covid-19 giúp tôi nhận thức mình không sống chỉ cho mình mà cho những người xung quanh”, ông nói.
GS Trương Nguyện Thành cho biết, ông vẫn chưa biết chính xác ông nhiễm Covid-19 từ đâu. Tuy nhiên, ông khuyên mọi người nên bỏ bắt tay và nên thực hiện cách ly xã hội…
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
“Với tình hình hiện nay, không cảnh giác với những người bị ho, sốt trong thời điểm này rất nguy hiểm”, TS Phu lưu...
Nguồn: [Link nguồn]