Giòi, giun làm tổ lúc nhúc dưới da

Bé gái bị giòi chui lúc nhúc làm tổ trong ống chân, cụ ông có hàng trăm con giòi trong mũi...nếu không được phẫu thuật sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Giòi lúc nhúc trong chân suốt 3 năm

Trường hợp gần đây nhất là bé Hảng Thị Dùa, 9 tuổi, dân tộc Mông ở xã Nam Khắc, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái vào BV Việt Đức trong tình trạng đi lại khó khăn, đùi chảy mủ, có giòi và hôi thối.

Giòi, giun làm tổ lúc nhúc dưới da - 1

Giòi trong chiếc chân bé gái

Được biết, cách đây 3 năm, trong lúc nhảy nhót chơi đùa chẳng may Dùa bị ngã rạn xương. Cháu đã được đưa đến bệnh viện huyện xử lý.

Giòi, giun làm tổ lúc nhúc dưới da - 2

Bé Dùa sau khi phẫu thuật

Gia đình bệnh nhân cho biết, dù phát hiện chân con bị thối rữa mưng mủ nhưng vì nhà nghèo không có điều kiện cho con đi chữa bệnh nên chỉ lấy thuốc nam đắp trực tiếp lên vết thương và buộc lại bằng một chiếc giẻ. Cùng từ đó, chân bé Dùa chẳng những không khỏi mà ngày càng hoại tử sâu hơn khiến cô bé lúc nào cũng trong tình trạng đau nhức, ngây ngây sốt, người bốc mùi hôi do chiếc chân hoại tử.

Theo bác sĩ Phan Bá Hải, Khoa Chấn thương Chỉnh hình (Bệnh viện Việt Đức), cách đây hơn 1 tuần bé Dùa đã được các bác sĩ phẫu thuật lấy xương chết và nạo tổ chức viêm để cứu sống chân trái cho cháu bé.

Người có gần trăm con giòi sống trong mũi

Ông Hà Cát Tự (76 tuổi) ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn bị viêm xoang được đưa vào viện trong tình trạng có giòi trắng, giòi xanh trong mũi. Trước đó, khi người nhà dùng thuốc nam nhỏ vào mũi, đã phát hiện có giòi trong lỗ mũi bên phải bò ra.

Khoảng 50 con giòi màu trắng, màu xanh dài khoảng 1cm đã được gia đình gắp ra khỏi lỗ mũi ông Tự. Sau đó, tại bệnh viện Đa khoa TƯ Thái Nguyên đã tiếp tục gắp được hơn 40 con giòi nữa trong mũi ông Tự.

Giòi, giun làm tổ lúc nhúc dưới da - 3

Ông Hà Cát Tự bị viêm nhiễm vách ngăn, phù nề và có giòi bên trong mũi.

Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường (khoa Tai - Mũi - Họng), bệnh nhân bị viêm nhiễm vách ngăn, hoại tử, niêm mạc phù nề, mũi trái xung huyết. Theo chẩn đoán ban đầu, có thể do bệnh nhân có tiền sử viêm xoang nên trứng côn trùng theo đường ăn uống hoặc sử dụng thuốc nam để chui vào mũi làm tổ. Hiện nay, ông Tự đã tỉnh táo và không thấy giòi trong mũi bò ra nữa.

Giun bò nhúc nhích dưới da

Bệnh nhân nữ ở Thanh Xuân (Hà Nội) nhập viện với tình trạng giun bò nhúc nhích dưới da khắp cơ thể. Nguyên nhân là do tiếp xúc nhiều với đất và vật nuôi mà không đeo găng tay nên đã bị ấu trùng sống trong đất và động vật chui vào da sinh sống.

Theo kết luận của Bác sĩ – Thạc sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa virus Ký sinh trùng Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thì bệnh nhân đã nhiễm ký sinh trùng giun lươn (tên khoa học là Strongyloides Stercoralis).

Giòi, giun làm tổ lúc nhúc dưới da - 4

Giun bò nhúc nhích dưới da bệnh nhân

Giun lươn là một loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm). Khi cơ thể chúng ta bị suy giảm miễn dịch thì chúng bùng lên phát triển rất mạnh, phát tán đến nhiều cơ quan gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.

Nguyên nhân nhiễm giun lươn là do bệnh nhân tiếp xúc nhiều với đất, vật nuôi hoặc ăn hải sản tươi sống.

Cách đây chưa lâu, sau một chuyến nghỉ dưỡng tại resort ở Bình Thuận, cơ thể của 3 nữ du khách tại TP.HCM nổi những vệt nhỏ màu hồng và ngứa sau đó lan rộng ra một vài nơi.

Bệnh nhân đã đi khám ở bệnh viện da liễu và được kết luận là bị côn trùng cắn và cho 10 ngày thoa thuốc kèm uống nhưng không khỏi. Cuối cùng cả 3 nữ du khách quyết định đến xét nghiệm tại bệnh viện ĐH Y Dược và được kết luận là bị nhiễm ấu trùng giun móc chó, mèo. Nguyên nhân là do 3 người khi đi du lịch đã đắp bùn và ủ người dưới cát để giải trừ… độc tố cho gan. Ấu trùng giun móc chó, mèo ở trong đất, cát xuyên qua da người, di chuyển dưới da, tạo thành những đường đi ngoằn ngoèo có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Bé 3 tuổi chứa nửa cân giun trong bụng

Bé Trần Văn Đạt (34 tháng tuổi, Tam Trà, Núi Thành, Quảng Nam) nhập viện với các triệu chứng đau trướng bụng dữ dội, nôn mửa, thể trạng suy dinh dưỡng trầm trọng. Sau khi tiến hành các xét nghiệm và các kỹ thuật hình ảnh, các bác sĩ xác định trong bụng bệnh nhân có một lượng giun lớn, chính là nguyên nhân gây tắc ruột.

Giòi, giun làm tổ lúc nhúc dưới da - 5

Toàn bộ ruột của bé Đạt căng phồng.

Sau 3 tiếng đồng hồ thực hiện ca mổ, các y bác sĩ đã gắp được tổng cộng hơn 300 con giun dài 0,3-1cm, tổng trọng lượng hơn 0,5kg. Các bác sĩ cũng nhận định đây là ca bệnh nhi hy hữu, lần đầu tiên một cháu bé gần 3 tuổi mang trong bụng một lượng giun lớn đến như vậy.

Đây là trường hợp điển hình của tình trạng người dân thiếu ý thức trong chăm sóc, vệ sinh sức khỏe cho trẻ nhỏ, đặc biệt đối với các vùng làng quê, đã khiến hầu hết trẻ em ở vùng sâu vùng xa hiện nay đều mắc giun sán, dẫn đến suy dinh dưỡng và các biến chứng khác nguy hại đến sức khỏe. Mặc dù hiện nay, hệ thống y tế dự phòng đã cung cấp thuốc xổ giun miễn phí đến trạm y tế xã, chỉ cần phụ huynh liên hệ với trạm y tế xã để nhận thuốc xổ giun định kỳ cho con em.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN