Giật mình trước những tác hại khủng khiếp của việc đeo tai nghe liên tục
Tai nghe và đặc biệt là tai nghe bluetooth chất lượng đã giúp ích rất nhiều trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, có một điều không phải ai cũng biết rằng đeo tai nghe quá nhiều, đeo sai cách, sử dụng âm lượng quá lớn có thể gây hại cho thính giác và sức khỏe con người.
Ảnh minh họa: Internet
Theo giới chuyên môn, việc đón nhận âm thanh của thế hệ trẻ hiện nay đã không còn nhanh nhẹn như những người lớn tuổi và có xu hướng mắc bệnh về thính giác rất cao do sử dụng thiết bị âm thanh này quá nhiều.
Nếu bạn đang có thói quen đeo tai nghe nhiều, đeo trong lúc ngủ hoặc thậm chí trong lúc chạy xe thì hãy tham khảo ngay các tác hại khủng khiếp khi đeo tai nghe thường xuyên sau đây:
Gây tổn thương não
Khi đeo tai nghe, đặc biệt dạng tai nghe Bluetooth, sóng vô tuyến tần số điện từ (EMF) cũng được cho là có thể truyền dữ liệu gây nguy hiểm cho bộ não của người dùng, tuy nhiên còn nhiều người có thói quen đeo tai nghe khi ngủ hay làm việc.
Điều này không tốt chút nào. Vì lúc này, vùng não sẽ bị kích thích phải hoạt động liên tục trong thời gian ngủ, khiến bạn dễ bị căng thẳng, mệt mỏi, mất tập trung khi làm việc vào ngày hôm sau.
Tăng nguy cơ điếc tai vĩnh viễn
Suy giảm thính lực vốn là bệnh thường gặp ở người già. Tuy nhiên, vì thói quen đeo tai nghe thường xuyên với âm lượng lớn nên bệnh này đã sớm xảy ra từ khi còn trẻ. Việc sử dụng tai nghe khi đi trên đường với âm lượng cao, tần suất kéo dài có thể khiến cho các tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, mệt mỏi, các tế bào lông bị tổn thương dẫn đến không phân biệt được âm thanh, nghe bị nhầm và có thể bị điếc vĩnh viễn.
Hiện nay, hầu hết các loại tai nghe đều có công suất cực đại đến 120db, nó gây ra nhiều áp lực âm thanh trực tiếp đến tế bào thần kinh, nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, nếu không thay đổi, bạn có còn thể đối mặt với nguy cơ bị điếc vĩnh viễn.
Gây viêm tai ngoài
Do nghe tai nghe thường xuyên nhưng ít vệ sinh chiếc tai nghe là điều rất rất không nên. Vì khi tai nghe không được vệ sinh sạch sẽ, do vi khuẩn trên tai nghe cùng với các bụi bẩn bên ngoài và mồ hôi làm cho da quanh vùng ống tai sẽ từ từ bị bào mòn, tạo ra một loại chất lỏng chảy vào tai, rất dễ gây nhiễm trùng thậm chí gây hoại tử mô xung quanh tai.
Tình trạng viêm tai ngoài có thể khiến bạn phải đối mặt với rất nhiều khó chịu, bạn sẽ gặp phải tình trạng ngứa ngáy, nhiễm trùng, mưng mủ về sau. Vì thế, hãy thường xuyên vệ sinh tai nghe, tốt nhất hạn chế sử dụng tai nghe.
Mất thính lực vĩnh viễn
Vì bên trong tai chúng ta có khoảng 15.000 tế bào lông, nó có vai trò giúp con người cảm nhận, định vị được âm thanh nhưng chúng lại rất mong manh, dễ vỡ. Quan trọng hơn, các tế bào lông này lại không tự phục hồi được nên bất kỳ tổn thương nhỏ nào với tế bào lông cũng khiến cho thính giác của chúng ta hư hại. Vì vậy , dùng tai nghe khi đi trên đường với âm lượng cao, thời gian sử dụng kéo dài có thể khiến cho các tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, mệt mỏi, các tế bào lông bị tổn thương dẫn đến không phân biệt được âm thanh, nghe bị nhầm và có thể bị điếc vĩnh viễn
Một trường hợp vì bị tác động bởi luồng âm thanh quá lớn từ tai nghe phải trải qua tình trạng mất thính lực tạm thời, vì đây là cơ chế “tự bảo vệ” của tai, do những sợi lông li ti ở tai trong bị tổn thương, chúng sẽ tiết ra một chất làm giảm độ phân giải của âm thanh. Lúc này, tai sẽ phải nghỉ ngơi trước những kích thích âm thanh gây phiền nhiễu.
Có thể làm hỏng màng nhĩ
Ốc tai mỗi người có nhiều tế bào thính giác, trong đó nhiều tế bào chịu trách nhiệm nghe các tần số khác nhau. Âm thanh, tiếng ồn quá mạnh, kéo dài sẽ gây ra trạng thái kích thích liên tục, hậu quả là làm mệt thính giác. Nghe nhạc với cường độ lớn, hoặc nghe trước khi ngủ rồi ngủ quên luôn không những làm tổn thương cơ quan thính giác mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
Cách sử dụng tai nghe an toàn - Tránh để âm lượng quá lớn, giữ cường độ âm thanh không vượt qua 60% so với mức cao nhất. - Chọn các loại tai nghe vừa với lỗ tai để không cần điều chỉnh tăng volume do nhiễu của tiếng động từ ngoài. - Tốt nhất là đeo những loại tai nghe ôm cả tai. - Không nên đeo tai nghe quá 2h/ngày - Không nên chia sẻ tai nghe hoặc cho người khác mượn tai nghe của mình. - Vệ sinh tai nghe thường xuyên cẩn thận bằng cách lau sạch lớp chất bẩn bên ngoài. Có thể dùng chất diệt khuẩn lau nhẹ nhàng tai nghe. |
Nếu không muốn mắc bệnh Alzheimer, cần tránh xa hai thói quen ăn uống này.
Nguồn: [Link nguồn]